Các công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý rừng ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm khoảng 54% tổng diện tích toàn quốc, trong đó diện tích rừng chủ yếu được giao quản lý cho Ban quản lý rừng (32,6%), hộ gia đình (24,8%), UBND các cấp (18,3%) và doanh nghiệp Nhà nước (15,4%). Số liệu này cho thấy, rừng của Việt Nam chủ yếu do Nhà nước quản lý, riêng đối với rừng đặc dụng thì hoàn toàn do Nhà nước quản lý thông qua các Ban quản lý rừng. Kết quả đánh giá của một số địa phương, hiệu quả sau giao rừng chỉ đạt 20-30%, nhiều doanh nghiệp Nhà nước quản lý diện tích rừng lớn nhưng không có khả năng kinh doanh và chưa được tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một phần rất lớn diện tích đất lâm nghiệp đang giao cho địa phương quản lý, nhưng thực tế đất đai vẫn đang như trong tình trạng vô chủ hoặc không được bảo vệ, quản lý tốt; nhiều diện tích giao cho các hộ gia đình, cá nhân chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống được bằng nghề rừng [21].
Kết quả đánh giá ở nhiều báo cáo cho thấy, chính sách giao rừng vẫn còn nhiều kẽ hở, hiệu quả thực hiện chính sách không cao. Tuy nhiên, mỗi loại rừng sẽ thực hiện các chính sách giao rừng và đất rừng khác nhau. Đối với rừng sản xuất, thì Nhà nước giao cho nhiều chủ thể hơn như tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, đơn vị vũ trang, tổ chức nghiên cứu khoa học, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; bên cạnh đó còn thực hiện cho thuê rừng, khoán rừng để phát triển rừng sản xuất và bản thân các chủ rừng này được Nhà nước công nhận quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng rừng sản xuất. Riêng đối với rừng phòng hộ và đặc dụng thì Nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng để BV&PTR với kinh phí đầu tư do Nhà nước cấp. Thực tế hiện nay, mặc dù được cấp kinh phí khá cao (đặc biệt là đối với các VQG do Trung ương quản lý nhưng các khu rừng đặc dụng đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về tài chính, dẫn đến những bất cập nghiêm trọng trong công tác quản lý. Những bất cập này càng nghiêm trọng hơn do các vấn đề về thể chế và sự phối hợp liên ngành bị hạn chế.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương chủ yếu thông qua hình thức khoán bảo vệ – một cơ chế để đền bù (ở mức độ nhất định) cho tổn thất về việc mất khả năng tiếp cận rừng, chứ chưa phải là cơ chế để khuyến khích quản lý rừng. Tại các khu rừng đặc dụng hiện chưa có những chính sách phù hợp để vừa đảm bảo chức năng bảo tồn vừa đảm bảo thu được lợi ích kinh tế và giảm gánh nặng về tài chính cho Nhà nước.
Các công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý rừng ở Việt Nam
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT