Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

kế toán cho vay

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ tiêu chính yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc yếu tố nào là then chốt đối với sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thường được chia làm nhiều nhóm khác nhau:

(1) Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất – kinh doanh: bao gồm các chỉ tiêu như doanh thu, số lượng khách hàng mới, tình hình công nợ với khách hàng và nhà cung cấp, mức sinh lời của từng phân khúc khách hàng…;

(2) Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính: là các chỉ tiêu tài chính được tính toán từ báo cáo tài chính, thể hiện khả năng sinh lời và vị thế tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu như lợi nhuận ròng, các tỷ số thanh khoản, các tỷ số sinh lời, tổng tài sản,…;

(3) Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả xã hội và môi trường: bao gồm các chỉ tiêu như đầu tư vào hoạt động cộng đồng, cách thức xử lý rác thải và tái chế.

Mặc dù khác nhau về nội dung đo lường, các chỉ tiêu này nhìn chung đều phải đáp ứng các tiêu chí sau để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác nhất, bao gồm: có mục đích cụ thể, có thể đo lường được, các tiêu chuẩn đặt ra có thể đạt được, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh, và giai đoạn hoạt động kinh doanh.

Trong các chỉ tiêu nói trên thì chỉ tiêu tài chính có thể coi là chỉ tiêu phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Phần lớn các nghiên cứu về tác động cấu trúc sở hữu tới hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp tiêu biểu như nghiên cứu của Short và Keasey (1999)[108] đều cho rằng để đánh giá hiệu quả hoạt động nên sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như ROA, ROE.

👉👉👉Xem thêm: Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong khi đó, nghiên cứu của Morck, Shleifer và Vishny (1988) [95] lại cho rằng nên sử dụng chỉ số Tobin’s Q, bởi vì chỉ số này phản ánh giá trị thị trường của cổ phiếu và thể hiện đánh giá của thị trường đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, trong các nghiên cứu để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Demsetz và Lehn (1985)[58] cho rằng nên sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu như ROA, ROE và Tobin’s Q.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

ROA là hệ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư, tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. ROA càng cao càng tốt vì cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận từ tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Hầu hết các cổ đông hoặc các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi nó gắn với lợi nhuận mà họ có thể nhận được. Nếu tỷ số ROE cao thì sẽ cho thấy hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp là tốt bởi vốn chủ sở hữu bỏ ra đã tạo ra được mức lợi nhuận sau thuế tốt.

Hệ số Tobin’s Q

Tobin’s Q = Giá trị thị trường / Giá trị sổ sách

Đối với các doanh nghiệp niêm yết, hệ số Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong đó hệ số Tobin’s Q được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản.

Trong các hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua. Hai chỉ tiêu này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong khi đó, hệ số Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của doanh nghiệp bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu).

Như vậy, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có thể được đánh giá thông qua các hệ số trên kết hợp lại. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau,chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai tỷ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả hoạt động trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?