Mục lục
Bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế
Môi trường kinh doanh và những biến động của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh có tác động lớn tới hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp xây dựng với đặc thù phụ thuộc khá nhiều với chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước như các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, việc nghiên cứu biến động của môi trường kinh doanh có ý nghĩa lớn tới việc đề ra giải phát đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 3.1: Số liệu kinh tế vĩ mô 2017 và dự báo 2018 – 2019
Quốc gia | Chỉ số | 2017 | 2018 | 2019 |
Việt Nam | GDP | 6.8% | 6.7% | 6.5% |
CPI | 3.5% | 4.5% | 3.7% | |
Mỹ | GDP | 3.0% | 2.7% | 2.2% |
CPI | 2.1% | 2.0% | 2.1% | |
Châu Âu | GDP | 2.4% | 2.1% | 1.9% |
CPI | 1.5% | 1.6% | 1.8% | |
Nhật | GDP | 1.5% | 1.1% | 1.0% |
CPI | 0.4% | 0.8% | 1.0% | |
Trung Quốc | GDP | 6.8% | 6.4% | 6.1% |
CPI | 1.6% | 2.1% | 2.2% |
Nguồn MB, EIU 2018
Sự phục hồi kinh tế thế giới và Việt Nam
Ngành xây dựng phụ thuốc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách kinh tế của nhà nước. Tình hình kinh tế- xã hội quốc tế có sự phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Kinh tế Mỹ, Trung Quốc tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng, đưa lại có hội gia tăng thương mại toàn cầu.
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến năm 2019 ở mức trên 6% (giai đoạn 2018 – 2019 bình quân có thể đạt 6,5%), một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế trên bản đồ thế giới. Việt Nam có nhiều cơ hội tận dụng sự gia tăng thương mại toàn cầu, sự chuyển dịch chuỗi giá trị trên thế giới.
Kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực thể hiện rõ nét. Các hiệp định đã và đang đàm phán và chuẩn bị có hiệu lực đó là: hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Hàn Quốc (VKFTA), Việt Nam- Liên minh hải quan Nga- Belarus0- Kazahtstan (đã được ký kết năm 2014); Việt Nam với liên minh châu Âu (Vietnam- EU), AEC, hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực (RECP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN- EU, hiệp định thương mại Việt Nam- khối EFTA (FTA VN- EFTA), hiệp định khung thương mại và đầu tư ASEAN- Canada (TIFA), … Tác động từ hội nhập đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cả đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (ODA). Dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển dịch rút khỏi thị trường Trung Quốc tìm đến các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và ổn định, trong đó có Việt Nam. Điều này góp phần không nhỏ giải quyết bài toán vốn cho các DNXDGT. Với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam ở 1 chu kỳ tăng trưởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trưởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.
Ổn định vĩ mô nền kinh tế Việt Nam
Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
– Chính sách lãi suất: Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn của các doanh nghiệp. Nhà nước hiện vẫn duy trì chính sách trần lãi suất huy động từ năm 2011 nhưng tập trung vào huy động ngắn hạn và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn. Lãi suất huy động bình quân đã giảm liên tục các năm qua và các doanh nghiệp vẫn hy vọng xu hướng giảm cho các năm tới lạm phát được kiểm soát ở mức rất thấp.
– Chính sách tỷ giá: Trong bối cảnh thị trường ngoại tệ biến động khôn lường, đồng USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền khác gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và DNXDGT nói riêng. Tỷ giá hối đoái tăng làm tăng chi phí cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng (nhất là sắt, thép) làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc chính thức sử dụng tỷ giá trung tâm vào tháng 1 năm 2016, làm cơ sở điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước, giúp biến động tỷ giá của các ngân hàng thương mại mềm mại hơn do điều chỉnh hàng ngày theo điều chỉnh của tỷ giá trung tâm, tránh những cú sốc tỷ giá đột ngột. Ty nhiên, việc chính phủ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng trên 6% trong suốt giai đoạn 2017 – 2021, tạo áp lực Ngân hàng nhà nước đảm bảo phương tiện thanh toán ở mức cao cũng là nguy cơ gây mất giá đồng tiền, không những thế việc Fed kiên trì theo đuổi mục tiêu đưa lãi suất lên 3% vào năm 2019 cũng là nguy cơ tiềm ẩn cho biến động tỷ giá những năm tới.
– Môi trường pháp luật: Thông qua một loạt các bộ Luật sửa đổi (luật doanh nghiệp sửa đổi, luật phá sản, luật đầu tư công, …) các chương trình tái cơ cấu kinh tế và cải cách hành chính góp phần tăng niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích đầu tư tư nhân. Tiêu biểu như NĐ15/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công- tư (PPP) đã tạo ra khung pháp lý thống nhất và rõ ràng thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân vào các dự án hạ tầng và dịch vụ công ở Việt Nam. Điều này góp phần tích cực tăng khả năng huy động vốn, nguồn tài chính quan trọng giúp các DNXDGT nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hoá kênh huy động vốn thực hiện dự án. TT 90/2015 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, … tạo ra môi trường ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài.
– Chính sách đầu tư: Hiện cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Theo World Bank xếp hạng năm 2014/2015: chất lượng cơ sở hạ tâng Việt Nam hiện đứng 112, chất lượng đường bộ xếp 104, chất lượng đường sắt 52, chất lượng cảng thứ 88, chất lượng hàng không 87. Do đó, đầu tư hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng là một trong các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu vốn ước đạt 202.000 tỷ/năm cho hạ tầng giao thông. Nhà nước ban hành NĐ59/2015/NĐ- CP hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo rà soát, phân loại dự án nhóm A,B,C,D đề đầu tư trọng tâm trọng điểm; phân cấp thẩm quyền quản lý cũng như cách thức lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật, trình tự xây dựng, quản lý, thực hiện và nghiệm thu dự án đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và chất lượng của dự án….
Bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT