Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

công bằng

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

Một là có quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng có mâu thuẫn. Hai là cũng co quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng không có mâu thuẫn.

Trong dài hạn công bằng và tăng trưởng có thể hỗ trợ cho nhau chứ không phải thay thế nhau. Xuất phát điểm của các nghiên cứu nhằm liên hệ phát triển kinh tế với bất bình đẳng thu nhập gắn với các công trình nghiên cứu nổi tiếng của hai tác giả được nhận giải thưởng Nobel, đó là W. Arthur Lewis (1954) và Simon Kuznets (1955). Trong bài báo cáo kinh điển của mình năm 1954 nhan đề “phát triển kinh tế với cung lao động vô hạn”, Lewis đã xây dựng một mô hình lý thuyết trong đó tăng trưởng và tích luỹ trong một nền kinh tế hai khu vực sẽ bắt đầu từ khu vực công nghiệp hiện đại, nơi các nhà tư bản sẽ thuê công nhân ở mức lương cho trước và tái đầu tư phần lời nhuận của họ. Số công nhân nông nghiệp truyền thống sẵn sàng chuyển sang làm việc trong khu vực lương cao và năng suất cao này là vô hạn. Trong quá trình phát triển, chừng nào giả định này còn có giá trị thì chừng đó sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập còn làm tăng mức thu nhập trung bình. Nhưng có một bước ngoặt mà sau điểm đó, sự bất bình đẳng sẽ giảm khi kết thúc giai đoạn dư thừa lao động và nền kinh tế công nghiệp hoá hoàn toàn.

Tuy Kuznets không công khai xây dựng mô hình cho sự chuyển dịch dân số từ ngành này sang ngành khác trong quá trình phát triển, nhưng ông đã lựa dựa vào đó để trình bày ý tưởng cơ bản của ông về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập (“Đường kuznets”). Trong bài phát biểu ở cương vị chủ tịch tại cuộc họp thường niên Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ năm 1954, ông đã giả thuyết rằng trong quá trình tăng trưởng và công nghiệp hoá, bất bình đẳng lúc nào đầu sẽ tăng lên do sự chuyển dịch từ nông nghiệp và nông thôn sang công nghiệp và thành phố, rồi sau đó sẽ giảm xuống khi lợi nhuận giữa tất cả được bình quân hoá. Số liệu mà Kuznets sử dụng để đưa ra nhận đinh đó lấy ra từ chuỗi chỉ số bất bình đẳng dài hạn của Anh, Đức và Mỹ, và từ một quan sát thời điểm của ba nước đang phát triển-Ấn Độ, Xây Lan(Srilanca ngày nay) và Puéctô Rico. Đó là những số liệu sẵn có vào thời điểm đó, và Kuznets hoàn toàn nhận thức được sự hạn chế của những hậu thuẫn thực nghiệm đối với lập luận của ông, mà theo ngôn ngữ của ông, “có 5% là thông tin thực nghiệm và 95% là sự suy đoán, trong đó có thể có một số thông tin đã bị sai lệch do sự mơ tưởng.

Suy đoán của Kuznets được dựa chủ yếu trên các số liệu đơn tuyến và cần có những tình huống nghiên cứu sâu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Nhưng nhiều nghiên cứu sau đó lại đơn thuần sử dụng các số liệu tổng hợp giữa các nước (thường không có chất lượng cao lắm) và các mô hình giản tiện hoá để tìm hiểu và ủng hộ cho giả thuyết về một sự đánh đổi khó tránh giữa phát triển kinh tế và bẩt bình đẳng. Đường cong Kuznets trở thành một trong những sự kiện điển hình hoá và được nhiều người trích dẫn nhất trong nghiên cứu về phân phối thu nhập trong suốt gần bốn thập kỷ.

Với việc xây dựng các số liệu lớn hơn nhiều, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng quốc tế của Deininger and Squire (1996) (kế tiếp công trình của Fields (1989)), các cuộc “kiểm định” thực nghiệm về đường cong Kuznets đã được đông đảo các học giả thực hiện. Nhưng người ta dần hiểu ra rằng, sử dụng số liệu quốc gia để phân tích cái về bản chất là những quá trình độngcó thể dẫn đến sự sai đường khủng khiếp. Hơn nữa, rất nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ các bằng chứng hậu thuẫn cho đường Kuznets không phải lúc nào cũng vững chắc theo các tiêu chuẩn kinh tế lượng, cơ cấu mẫu hay thời gian quan sát. Tại sao đường Kuznets không đúng trong thực tế có lẽ còn phải viện đến một điều là các nước đang phát triển nói chung không thoả mãn giả định về quá trình di cư và phát triển ngành như trong giả thuyết của Kuznets. Để giải thích sự khác khác biệt quốc tế trong bất bình đẳng về thu nhập, điều quan trọng là mối liên hệ giữa bất bình đẳng kinh tế và các yếu tố khác, chẳng hạn như tính chất hai khu vực kinh tếm đất đai,giáo dục, sự khác biệt vùng…cần được phân tích kỹ lưỡng hơn.

Kết luận lại, ngày nay đã có sự đồng thuận nhất định rằng không thể xác lập được một mối quan hệ đơn giản giữa thu nhập và bất bình đẳng. Như Kanbur (2000) đã lập luận trong công trình đánh giá thấu đáo các nghiên cứu về đường cong Kuznets được viết trong cuốn sổ tay về phân phối thu nhập: “có lẽ tốt hơn hết là chúng ta nên tập trung trực tiếp vào các chính sách hoặc sự kết hợp các chính sách điều đó sẽ tạo ra tăng trưởng mà không gây những hiệu ứng phân phối bất lợi, chứ không nên dựa vào sự tồn tại hay không một mối quan hệ tổng hợp, giản đơn hoá giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng.”

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

  1. Pingback: Khái niệm tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?