Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

Động lực là gì?

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ… đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia.

Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm thất nghiệp. Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều cùng miền khác nhau. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi.

Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở hầu hết các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì vậy, DNNVV được xem như thanh giảm sốc cho nền kinh tế trước những biến động lớn. Với lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn.

Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi sự, các DNNVV có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến. DNNVV cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt…Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỉ lệ thích hợp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới.

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?