Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

ngoại hối

Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

VCB tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính Phủ. Cơ quan này vừa là một cục, vụ thuộc NHNN Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một NHTM đối ngoại.

Ngày 01/04/1963, VCB chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, VCB đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một NHTMi đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường miền Nam. Quỹ Ngoại tệ đặc biệt Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, NHNN Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại VCB. Ra đời với một cơ cấu tổ chức rất gọn nhẹ, B29 hoạt động đơn tuyến và bảo mật đến mức tối đa được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Thường vụ Trung ương Cục Miền Nam. Với trên 10 người hoạt động trong thời gian 10 năm, Quỹ Ngoại tệ đặc biệt B29 đã tham gia vận chuyển và chuyển khoản một lượng lớn ngoại tệ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Quá trình phát triển của VCB được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu như sau:

Giai đoạn 1963-1990: Trong giai đoạn này, VCB thực hiện nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó: thực hiện chức năng NH đối ngoại độc quyền, tiếp nhận viên trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam. Sau ngày giải phòng miền Nam, VCB tiếp quản các ngân hàng cũ, hoàn tất thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao với vai trò hội viên của Việt nam tại IMF, WB, ADB.

Giai đoạn 1990-2000: Với sự ra đời của pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23/5/1990, VCB chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang NHTM quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác. VCB đã bắt nhịp chung cùng toàn ngành và cả nước, tự đổi mới mình để phục vụ công cuộc phát triển của đất nước và xây dựng vị thế của một ngân hàng quốc doanh chủ đạo, đi đầu trong các hoạt động NH.

Giai đoạn 2000 đến nay: Thực hiện đề án Tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ mới, xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ để chuẩn bị quá trình cổ phần hóa. Tháng 5/2008, VCB hoàn thành quá trình cổ phần hóa theo hình thức giữ lại nguyên phần vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phần mới chiếm 30% vốn điều lệ, chính thức chuyển sang NHTM CP Ngoại thương Việt Nam, kế thừa các quyền và nghĩa vụ của VCB theo quy định của pháp luật. VCB được áp dụng mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất nếu không có xung đột với luật pháp Việt Nam. [33]

Thực hiện đề án Tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ mới, xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ để chuẩn bị quá trình cổ phần hóa. Tháng 5/2008, VCB hoàn thành quá trình cổ phần hóa theo hình thức giữ lại nguyên phần vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phần mới chiếm 30% vốn điều lệ, chính thức chuyển sang VCB. Nhìn tổng quan hoạt động kinh doanh của VCB trong giai đoạn 2009-2015 có thể thấy khái quát ở Bảng 2.1:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của VCB giai đoạn 2009 – 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng tài sản 255.496 307.621 366.722 414.488 468.994 576.989 674.395
Vốn chủ sở hữu 16.710 20.737 28.639 41.547 42.386 44.186 45.172
Vốn hóa thị trường 45.172 35.466 39.652 60.786 62.107 85.014 117.000
Tổng số vốn huy động 169.071 204.755 242.386 302.624 334.259 419.974 503.007
Tổng dư nợ 136.996 171.124 208.086 239.804 278.357 323.966 387.152
Tỷ lệ nợ xấu 2,47% 2,83% 2,03% 2,40% 2,73% 2,31% 1,84%
LN sau thuế 3.945 4.303 4.217 4.421 4.378 4.616 5.332
LN thuần sau thuế 3.921 4.282 4.197 4.397 4.358 4.567 5.134

Nguồn: Báo cáo Thường niên các năm 2009-2015 của VCB [33]

Xem xét một số chỉ tiêu cơ bản nhất vè quy mô có thẻ thấy, tổng tài sản của VCB năm 2015 bằng 264% so với năm 2009, tốc độ tăng bình quân 25%/năm; vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,47 lần và tổng số vốn huy động bằng 2,98 lần. Các chỉ tiêu cơ bản khác cũng có mức tăng bình quân 20% – 24%/năm trong giai đoạn 2009 -2015.

Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

 

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?