Tồn tại của hệ thống chính sách thuế

kinh tế quốc tế

Tồn tại của hệ thống chính sách thuế

– Hệ thống chính sách thuế chưa thật sự ổn định nên đã tạo tâm lý chưa thật sự yên tâm cho nhà đầu tư.

Đối với các quốc gia trên thế giới, khi xây dựng một sắc thuế đều chú trọng đến yếu tố ổn định. Ổn định không có nghĩa là không thay đổi, ổn định ở đây được hiểu theo khía cạnh là có thay đổi nhưng thay đổi ít và phải được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định rồi mới thay đổi, tức là khi xây dựng một luật thuế phải có tính định hướng và thông thường những thay đổi về thuế sẽ theo hướng có lợi cho đối tượng nộp thuế.

Đối với Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, đang trong giai đoạn đầu hình thành cơ chế thị trường nên việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các luật thuế để phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội của từng giai đoạn là tất yếu. Tuy nhiên, sự thay đổi một số sắc thuế ở Việt Nam diễn ra quá nhanh, trong thời gian ngắn và đôi khi sự thay đổi thuế ở Việt Nam theo hướng không
có lợi cho đối tượng nộp thuế: luật thuế Giá trị gia tăng được ban hành năm 1997 và được áp dụng từ 01/01/1999, tuy có thời gian 2 năm chuẩn bị nhưng khi thực hiện đã gặp rất nhiều vướng mắc phải sửa đổi với hàng loạt văn bản được ban hành như: thời gian đầu cho phép khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào đối với hóa đơn bán hàng, bảng kê nhưng sau đó lại quy định không cho khấu trừ đối với những chứng từ này nên đã làm cho doanh nghiệp khó nắm bắt kịp; đối với thuế Nhập khẩu sự thay đổi thường xuyên biểu thuế Nhập khẩu cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, như trong năm 2006 thuế suất thuế Nhập khẩu sợi Polyeste đột ngột tăng từ 0% lên 5% dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp dệt may đang lãi có nguy cơ bị lỗ do chi phí đầu vào tăng. Với những sự thay đổi này đã cho thấy sự chưa bao quát, chưa dự kiến đầy đủ các tình huống phát sinh khi xây dựng luật thuế. Sự không ổn định trong chính sách thuế đã gây cản trở nhất định cho nhà đầu tư, bởi vì các nhà đầu tư sẽ rất khó xác định được hiệu quả đầu tư vốn của mình trong trường hợp chính sách thuế không ổn định.

– Hệ thống chính sách thuế chưa đạt mục tiêu đơn giản, rõ ràng, thống nhất được đặt ra trong quá trình cải cách. Một hệ thống chính sách thuế để đạt mục tiêu đơn giản, rõ ràng, thống nhất đòi hỏi phải có sự xuyên suốt về đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, phương pháp tính thuế, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các luật thuế để khi áp dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt nhất, được áp dụng thống nhất đối với các đối tượng. Tuy nhiên, hệ thống thuế Việt Nam chưa đạt được mục tiêu này: về mặt hình thức trình bày các văn bản pháp luật thuế chưa tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định, điều này dễ nhận thấy qua các văn bản quy định về thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập đối người có thu nhập cao; nếu xét về nội dung có nhiều văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng ngay trong một sắc thuế hoặc chưa thống nhất giữa các sắc thuế như: thông tư 119/2003/TT-BTC và thông tư 18/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế Tiêu thụ đặc biệt chỉ đưa ra phương pháp tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với đơn vị áp dụng phương pháp Giá trị gia tăng khấu trừ, không đưa ra phương pháp tính thuế đối với đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế Giá
trị gia tăng trực tiếp, như vậy, những đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ do từng cơ quan thuế ở từng địa phương áp dụng phương pháp tính thuế do địa phương quy định?. Hoặc luật thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định đối tượng nộp thuế bao gồm cả cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng theo quy định của luật Doanh nghiệp thì cá nhân kinh doanh không phải là doanh nghiệp.

– Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát và điều tiết hết các nguồn thu trong nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh đối với mọi ngành nghề mà Nhà nước không cấm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa, chính vì vậy trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế luôn sôi động và liên tục phát sinh những hoạt động kinh tế mới phong phú và
đa dạng. Vì vậy, hệ thống chính sách thuế trong cơ chế thị trường phải điều tiết bao quát các nguồn thu và quản lý đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh để huy động đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn lực tài chính cho Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa cũng như thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống thuế của Việt Nam chưa bao quát hết các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế đã phát sinh trong nền kinh tế nước ta như: chưa bao quát được các khoản thu nhập từ đất đai, chuyển nhượng cổ phần, chưa có thuế bảo vệ môi trường để điều tiết vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái; chưa có thuế Tài sản để điều tiết một phần thu nhập của người có quyền sở hữu, sử dụng nhiều tài sản.

– Hệ thống chính sách thuế chưa thật sự đảm bảo bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế, vi phạm tính trung lập, chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế như: thuế Giá trị gia tăng còn tồn tại 2 phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp, thuế suất vẫn còn 2 mức là 5% và 10% (xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%); thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao còn tồn tại 2 ngưỡng chịu tính thuế khác nhau đối với người Việt Nam và người nước ngoài.

Tồn tại của hệ thống chính sách thuế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?