Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành Hàng không Việt Nam

Khái niệm hội tụ kế toán quốc tế

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành Hàng không Việt Nam

Ngành hàng không dân dụng Việt Nam là một ngành kinh tế – kỹ thuậtdịch vụ quan trọng của đất nước, được cấu thành bởi nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong đó có 3 lĩnh vực chính gồm: Khai thác Vận tải hàng không, Khai thác Cảng hàng không, sân bay và Bảo đảm hoạt động bay được tổ chức, vận hành trong một hệ thống thống nhất, đồng bộ, chịu sự quản lý nhà nước về hàng không dân dụng của Bộ Giao thông vận tải mà trực tiếp là Cục Hàng không Việt Nam (CAAV). Để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, được sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, ngành HKVN đã phát triển khá nhanh về phạm vi, quy mô, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo ra thế và lực mới đủ sức đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh quốc tế có tính cạnh tranh gay gắt và ngày càng quyết liệt. Khái quát tình hình hoạt động của một số lĩnh vực chính như sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực vận tải hàng không

Tính đến năm 2012, có 51 hãng hàng không nước ngoài khai thác đi, đến Việt Nam với 69 đường (tuyến) bay. So với năm 2007, tăng thêm 24 hãng hàng không quốc tế và 31 đường bay. Có 4 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, JPA, VASCO, Vietjet) đang khai thác 52 đường bay quốc tế đến 30 thành phố của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2007 là 35 đường bay quốc tế đến 23 thành phố của 14 quốc gia/vùng lãnh thổ) và 38 đường bay nội địa (năm 2007 là 23 đường bay nội địa). Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 5 năm 2006-2010 về tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam là 15%/năm về hành khách và 15%/năm về hàng hóa, về tổng sản lượng vận chuyển của các hãng HKVN là 16%/năm về hành khách và 8%/năm về hàng hóa. Riêng năm 2011, các hãng HKVN vận chuyển được 16,556 triệu khách và 0,197 triệu tấn hàng hoá, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 13,4% về hành khách và 4,1% về hàng hóa [1].

Đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam có 121 chiếc, trong đó có 97 bay cánh bằng và 24 trực thăng; Riêng báy bay cánh bằng có độ tuổi trung bình 6 tuổi; số lượng máy bay sở hữu là 43 chiếc, chiếm tỷ lệ 44,3% với độ tuổi trung bình là 5 tuổi (năm 2007 là 53 chiếc với số lượng sở hữu là 26 chiếc chiếm tỷ lệ 49,1%). Các hãng hàng không Việt Nam đã đưa vào khai thác các chủng loại máy bay mới, hiện đại và thông dụng trên thế giới như B.777, A.330, A.321, B.737, ATR72-500 [2].

Thứ hai, về lĩnh vực Cảng hàng không, sân bay

Hiện tại ngành Hàng không Việt Nam có 23 cảng hàng không, sân bay trong đó có 22 cảng hàng không, sân bay hiện đang khai thác, có 09 cảng hàng không quốc tế (trọng điểm là 3 cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng), các cảng hàng không được đẩu tư ngày càng hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tiếp nhận bay đến; trong giai đoạn 2006-2013 hoàn thành đưa vào khai thác các công trình trọng điểm: nhà ga hành khách quốc tế cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng hàng không Đồng Hới, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; cải tạo nâng cấp cảng hàng không Liên Khương, Nhà ga hành khách quốc tế cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nhà ga hành khách cảng hàng không Buôn Ma Thuột, năm 2013 đưa vào khai thác sử dụng sân bay Thọ Xuân, Khu hàng không dân dụng cảng hàng không Tuy Hòa; cải tạo nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006-2013 về sản lượng thông qua CHK là 13%/năm về hành khách và 25%/năm về hàng hóa. Riêng năm 2013 sản lượng thông qua cảng hàng không dự kiến đạt 40 triệu lượt hành khách và 700 nghìn tấn hàng hóa tăng so với 2012 là 6,9% về hành khách và 6,5% về hàng hóa [3].

Tổng năng lực thông qua tại các cảng hàng không Việt Nam từ mức 6 triệu hành khách năm 2000 đã nâng lên mức 57 triệu hành khách vào năm 2013; trong đó 25% các cảng hàng không đạt cấp 4D, 4E có khả năng tiếp thu máy bay thân rộng như B777, B747 và tương đương, 45% các cảng hàng không đạt cấp 4C, có khả năng tiếp thu máy bay A320/A321 và tương đương, còn lại 30% các cảng hàng không đạt cấp 3C là cảng hàng không nội địa có khả năng tiếp thu máy bay CRJ900/ATR72/F70 [4].

Thứ ba, về lĩnh vực Bảo đảm hoạt động bay

Giành quyền kiểm soát hai vùng thông báo bay (FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội) gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ Việt Nam và phần vùng trời trên biển quốc tế do ICAO giao Việt Nam điều hành, với 23 đường hàng không nội địa, 32 đường hàng không quốc tế; hệ thống thiết bị kỹ thuật được trang bị hiện đại với 3 hệ thống rada sơ cấp và 6 hệ thống rađa thứ cấp, hơn 70 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay gồm 2 Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC) Hà Nội và Hồ Chí Minh, 3 trung tâm kiểm soát tiếp cận (APP Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất), Trung tâm Điều hành bay, các đài kiểm soát không lưu chỉ huy hạ cất cánh và kiểm soát tại sân tại tất các các Cảng hàng không); hệ thống thông báo tin tức hàng không (AIS), hệ thống cung cấp dịch vụ khí tượng (MET), hệ thống cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường giám sát hàng không (CNS) và hệ thống khẩn nguy và tìm kiếm cứu nạn hàng không (SAR) tạo nên hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo yêu cầu của ICAO, đáp ứng yêu cầu khai thác bay an toàn, hiệu quả; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng trung bình về sản lượng điều hành bay giai đoạn 2007-2012 đạt 8%/năm; riêng năm 2012, điều hành 420,5 nghìn lần chuyến, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 17,1% [5].

Thứ tư, về một số lĩnh vực hoạt động khác

Trong vận tải hàng không, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì sản phẩm dịch vụ từ khâu đầu vào đến đầu ra là hành khách và hàng hoá; thoả mãn nhu cầu đi lại của hành khách bảo đảm thuận lợi, nhanh chóng, tiện ích và an toàn.

Tuy nhiên, để hoạt động vận tải hàng không đạt được mục tiêu cuối cùng một cách tốt nhất thì bên cạnh các hoạt động của các lĩnh vực nói trên, hệ thống

các dịch vụ hỗ trợ khác được như đặt chỗ, bán vé, khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay, làm thủ tục vận chuyển (check in), vận chuyển mặt đất, cung cấp suất ăn, xăng dầu hàng không, kiểm soát an ninh, soi chiếu hành lý, xếp dỡ hàng hoá, hành lý, bảo dưỡng, vệ sinh tàu bay, phục vụ trên tàu bay … được phát triển đồng bộ tạo nên hệ thống dây chuyền dịch vụ vận tải hàng không đồng bộ, khép kín.

Thứ năm, về quản lý nhà nước đối với hàng không dân dụng

Trong hoạt động hàng không dân dụng yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn hàng không là mục tiêu số một và luôn được đặt lên hàng đầu; mặt khác theo yêu cầu của ICAO, công tác quản lý nhà nước được coi là một bộ phận cấu thành trực tiếp của dây chuyền hàng không, sản phẩm quản lý nhà nước cũng là sản phẩm hàng không; Công tác quản lý, giám sát bảo đảm an ninh, an toàn hàng không của Nhà chức trách hàng không được ICAO thanh tra thường kỳ và giám sát chặt chẽ; nếu Cục Hàng không Việt Nam không thực hiện tốt chức năng này thì toàn bộ hệ thống an ninh, an toàn của Việt Nam bị đánh giá là thấp kém, có thể dẫn đến hậu quả là các hãng hàng không của Việt Nam bị cấm thực hiện các chuyến bay quốc tế, hoặc các Hãng hàng không nước ngoài không được bay đến đến Việt Nam. Vì vậy, ngoài những nội dung quản lý nhà nước nói chung, việc quản lý bảo đảm an ninh, an toàn hàng không là mục tiêu số một và là yếu tố sống còn của toàn ngành.

Với chức năng là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước và với vai trò của Nhà chức trách hàng không; Cục Hàng không Việt Nam đã thiết lập hệ thống quản lý giám sát bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không thống nhất trong Ngành từ Cục đến các Cảng vụ hàng không và các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không; đặc biệt trong lĩnh vực khai thác bay và máy bay, quản lý bay, quản lý cảng hàng không, sân bay, an ninh, an toàn hàng không… phù hợp với tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), chịu sự thanh tra, kiểm tra của ICAO, và các Nhà chức trách hàng không nước ngoài.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hàng không ngày càng được hoàn thiện; hệ thống tiêu chuẩn thiết bị, kỹ thuật hàng không, tổ chức khai thác, cung cấp dịch vụ và nhân viên hàng không từng bước được hoàn chỉnh và chuẩn hoá quốc tế.

Qua các đợt thanh tra của ICAO về an ninh hàng không của Việt Nam (2005, 2007, 2010). Kết quả ICAO đánh giá Việt Nam đạt mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh của ICAO là 75%, cao hơn mức bình quân chung 64% của 95 quốc gia thành viên ICAO đã được thanh tra, các tiêu chí đánh giá của ICAO đều đạt cao hơn so với mức bình quân của toàn cầu. Sản lượng điều hành bay tính đến năm 2010 của ngành đạt mức 366 nghìn lần chuyến và 461 triệu km điều hành; măm 2014: 480 nghìn lần chuyến và 588 triệu km điều hành. Tần suất và tải cung ứng trên các đường bay nội vùng không ngừng tăng lên: trong giai đoạn 2008-2010 mở các đường bay nội vùng và liên vùng mới: Thành phố Hồ Chí Minh – Chu Lai – Hà Nội, Hà Nội – Đà Nẵng – Quy Nhơn, Cần Thơ – Đà Nẵng – Hà Nội; Hà Nội – Buôn Ma Thuột; thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Hới – Hà Nội; Huế – Đà Lạt; tăng cường tần suất bay trên tuyến Hà Nội – Đà Lạt. Giai đoạn 2010 – 2015: mở thêm các tuyến bay liên vùng thành phố Hồ Chí Minh – Nà Sản; Hà Nội – Đà Nẵng – Phú Quốc; nghiên cứu khai thác các tuyến bay liên vùng không nối với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng giữa các trung tâm du lịch như: Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Huế, Cam Ranh, Liên Khương, Buôn Mê Thuột, Cần Thơ, Phú Quốc…[6].

Đến nay ngành đã có mạng đường bay vận chuyển hàng hóa quốc tế và trong nước. Đường bay vận chuyển hàng hóa quốc tế được thực hiện thông qua khai thác các bay chở hàng trên các đường bay đi Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Hoạt động của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong những năm qua đã từng bước góp phần phát triển vận tải hành khách và hàng hóa. Nếu như vào năm 2001, Vận tải hành khách đường hàng không đạt 3,9 triệu lượt khách và 6110,7 triệu lượt khách.km, Vận tải hàng hóa đường hàng không năm đạt mức 66,8 nghìn tấn và 158,2 triệu tấn/km, thì Vận tải hành khách đường hàng không năm 2014 đạt 18,3 triệu lượt khách và 28,3 tỷ lượt khách.km; Vận tải hàng hóa đường hàng không năm 2014 đạt mức 202,0 nghìn tấn, tang 9,9%; 530,4 triệu tấn/km [7].

[1] Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng không giai đoạn 2007 – 2014, Hà Nội

[2] Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng không giai đoạn 2007 – 2014, Hà Nội

[3] Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng không giai đoạn 2007 – 2014, Hà Nội

[4] Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng không giai đoạn 2007 – 2014, Hà Nội

[5] Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng không giai đoạn 2007 – 2014, Hà Nội

[6] Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng không giai đoạn 2007 – 2014, Hà Nội

[7] Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng không giai đoạn 2007 – 2014, Hà Nội

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành Hàng không Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?