Thực trạng áp dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

ngoại hối

Thực trạng áp dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong số 10 NHTM đang thực hiện thí điểm Basel II, Vietcombank đang có hệ số CAR trung bình ở mức 11,29% theo cách tính thông thường (CAR = Vốn tự có/Tài sản rủi ro), tương đương khoảng 8% theo cách tính của Basel II (CAR = Vốn tự có/Tài sản rủi ro + 12,5 x hệ số rủi ro).

Hiện nay Vietcombank đã tìm được đối tác Singapore để thực hiện bán vốn, đồng thời ngân hàng này cũng đã lên kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu. Nếu việc huy động vốn thành công CAR của Vietcombank có thể nâng lên mức 12,7% theo cách tính thông thường, tương đương 9,5% theo cách tính của Basel II. Vì vậy ngân hàng này có thể nâng hệ số CAR lên rất cao trong năm 2017

Đối với VietinBank, mặc dù việc tăng vốn khó khăn hơn, tuy nhiên do lợi nhuận giữ lại thời gian qua tăng hơn 5.200 tỷ đồng cộng với nguồn bổ sung từ trái phiếu thứ cấp 5.400 tỷ đồng nên đến tháng 9/2016 tổng vốn cấp 1 của VietinBank vẫn đạt khoảng trên 57.140 tỷ đồng. CAR tăng từ 10,6% lên 11%, tức là tăng khoảng 0,4% so với cuối năm 2015. Nếu trong năm 2017, VietinBank hoàn tất được thương vụ sáp nhập với PGBank để tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng thì kỳ vọng tăng CAR theo tiêu chuẩn Basel II vẫn có nhiều triển vọng.

Trong khi đó, các ngân hàng khác như MB và VPBank do thực hiện nâng vốn thành công thông qua phát hành trái phiếu, nên tổng vốn điều lệ của các tổ chức này cũng tăng lên đáng kể. Vốn điều lệ của MB đến cuối 2015 đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2014, đưa hệ số CAR đạt khoảng 12,85%. Vốn điều lệ của VPBank cũng được nâng lên mức gần 9.200 tỷ đồng. Song song đó, trong quý II/2016, VPBank đã thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 13,07%. Việc này sẽ giúp ngân hàng duy trì hệ số CAR ở mức 12,2% như hiện nay, thậm chí có thể tăng thêm trong năm 2017. Còn theo báo cáo kết quả kinh doanh của VIB, tính đến hết tháng 10/2016 tổng tài sản của ngân hàng này đạt khoảng trên 90.000 tỷ đồng, vốn chủ sử hữu đạt gần 9.000 tỷ đồng.

Như vậy CAR của ngân hàng này sẽ đạt 14,46% theo cách tính thông thường tương đương khoảng 13% theo cách tính của Basel II.

Với trụ cột I, hệ số an toàn vốn chưa bền vững và ở mức thấp; Hệ số an toàn vốn theo Basel II của các NHTM thấp, dao động ở mức khoảng 9 – 12% (Năm 2016: NHTM Nhà nước ở mức 9,92%, NHTM Cổ phần 11,8%; Năm 2017 dự báo: NHTM Nhà nước ở mức 10%, NHTM Cổ phần 12%) thấp hơn nhiều so với nhiều NHTM ở các quốc gia trên thế giới như Indonesia là 19,8%, Philippines là 17%, Singapore là 16,4%, Thái Lan là 15,6%, Mỹ là 14,4%13 và cũng rất khó khăn để tăng hệ số an toàn vốn bằng phương thức chủ yếu hiện nay bằng cách thức phát hành thêm cổ phần, nỗ lực tìm kiếm các đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, những yêu cầu trong phương pháp tính mới, việc tổng hợp thông tin sẽ khó khăn, đi cùng với đó là hệ thống các quy định, chính sách, thông tin, hạ tầng công nghệ của mỗi ngân hàng luôn trong quá trình hoàn thiện để tiến tới thống nhất số liệu và đưa ra kết quả chính xác tác động không nhỏ đến việc xác định tức thời tính chính xác hệ số an toàn vốn của NHTM để có những quyết sách phù hợp.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Sự ra đời của Hiệp ước Basel[/message]

Với trụ cột II, hoạt động quản trị ngân hàng chưa thực sự hiệu quả; Basel II đã có ảnh hưởng lớn đến các NHTM trong việc nâng cao năng lực quản trị. Mặc dù, việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao, cùng với việc phải tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các NHTM rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro, các nội dung về về quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động theo hướng tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II. Nhiều NHTM đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt, chuyển từ quản lý rủi ro thụ động (quản lý sau đối với các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro, đơn thuần thực hiện báo cáo các kết quả đã xảy ra) sang quản lý rủi ro chủ động (quản lý trước và trong quá trình của các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro, thực hiện giám sát trong quá trình hoạt động, cảnh báo những ngưỡng rủi ro, đưa ra các báo cáo rủi ro, phân tích rủi ro).

Tuy vậy, kết quả thực hiện vẫn chưa thực sự như mong đợi: nợ xấu hệ thống NHTM vượt giới hạn an toàn. Nợ xấu công bố của nhiều NHTM ở dưới mức 3% nhưng con số thực tế còn lớn hơn 3% (khoảng 20% theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế nước ngoài) và vẫn là gánh nặng đối với NHTM năm 201714. Nợ xấu không có sự tập trung ở nhóm NHTM là Nhà nước hay cổ phần, có tiềm lực tài chính nhỏ hay lớn, quy mô hoạt động có sự dàn trải hay tập trung, có đề cao phương thức quản trị hoạt động hiện đại hay không mà nợ xấu xuất hiện ở tất cả các NHTM.

Với trụ cột III, tính minh bạch thông tin còn gặp nhiều khó khăn; công bố thông tin có ý nghĩa và chính xác tạo cơ sở đối với hoạt động kinh doanh an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Do vậy, yêu cầu công bố và minh bạch thông tin trong trụ cột III được Basel II nhắc tới có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng rãi. Ở Việt Nam, hệ thống các quy chuẩn như kế toán, kiểm toán chưa thực sự hoàn thiện, chưa tạo ra một chuẩn mực chung dẫn đến việc công bố thông tin trên thị trường không minh bạch, dẫn đến khó khăn trong hoạt động NHTM

Thực trạng áp dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?