Thực trang ô nhiễm môi trường ở Viêt Nam hiện nay

hệ thống cây trồng

Thực trang ô nhiễm môi trường ở Viêt Nam hiện nay

Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, xã hội Việt Nam đang từng bước chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường tự nhiên cũng đang bi ̣ô nhiêm nghiêm tr ̃ ong. ̣ Nếu Việt Nam không có giải pháp cấp bách để hạn chế ô nhiễm môi trường trong thời gian tới thì hậu quả thật khó lường. Do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh nên các nguồn ô nhiễm khí thải (phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thi công xây dựng, sinh hoạt của nhân dân) ngày càng độc hại. Ô nhiễm không khí đang từng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (như làm cay mắt, đỏ mắt, ho, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung thư).

Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn tác động tổng hợp tới biến đổi khí hậu, đó là sự gia tăng hiêu ̣ ứng nhà kính, gây ra hiện tượng nóng lên của toàn cầu.

Ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không đươc ̣ xử lý tập trung, trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh, mương. Nhiều cơ sở sản xuất bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải. Do ô nhiễm nước, nên người mắc các bệnh cấp và man tính ̃ (như các bênh đư ̣ờng ruôt, ung thư ̣ … ngày càng tăng. Ô nhiễm nguồn nước cũng gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, ở Việt Nam, theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm và 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm [9]. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập sâu vào đất liền đang thu hep di ̣ên t ̣ích vùng nước ngot.̣

Một số địa phương thu hút nguồn vốn đầu tư bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Không ít các doanh nghiệp đánh giá tác động của môi trường qua loa, vô trách nhiệm, lừa dối dư luận. Viêc xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện than là môt nguyên ̣ nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Nếu tiếp tục đưa vận hành thêm 52 nhà máy (tính đến năm 2030, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long), thì ô nhiêm ̃ môi trường sẽ càng trầm trọng hơn. Ở những địa phương có các nhà máy nhiệt điện, do ô nhiễm khói bụi than nên số người chết liên quan đến ô nhiêm khói bui ̣ gia tăng.

Thủy điện là một trong những nguồn năng lượng chính của Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện cả nước có 330 công trình thủy điện được đưa vào sử dụng với
tổng công suất lắp đặt 17.615 MW, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên [10]. Mặc dù Nhà nước đã phải loại bỏ hàng loạt dự án thủy điện có tác đông tiêu c ̣ ưc đ ̣ ến môi trường, nhưng vẫn còn không ít dự án thủy điện gây tác đông tiêu c ̣ưc đ ̣ ối vớ i tài nguyên rừng.

Việc xây dựng các công trình thủy điện là một trong những tác nhân hủy diệt nhiều khu rừng nguyên sinh, các thảm thực vật cũng như các loài động vật. Nhưng hậu quả không chỉ dừng lại ở đó. Vào các mùa mưa lũ, viêc ̣ tranh giành nhau xả nước lũ của nhà máy thủy điện luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Gần đây, Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Hà Tinh đ ̃ ã gây ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung, làm cá chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Hậu quả nặng nề ở đây chưa thể đo đếm đươc̣ . Nhiều người đang dự báo thảm họa môi trường do Nhà máy Giấy Lee & Man ở Hậu Giang gây ra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khi Nhà máy đi vào sản xuất, giấy và bột giấy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; nhà máy này sẽ thải ra khoảng 28.500 tấn xút (NaOH) mỗi năm xuống sông Hậu. Để sản xuất ra được 1 tấn giấy hay bột giấy, cần đến 50kg xút làm chất tẩy.

Lượng xút đó nếu đổ ra sông Hậu thì sẽ trở thành mối nguy lớn hủy hoại nguồn thủy sản trên sông và biển, cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Ngoài nhiệt điện và thủy điện, việc sản xuất xi măng cũng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Sản xuất xi măng cần nhiều năng lượng điện và than, thêm vào đó, các nhà máy xi măng ở nước ta còn thải ra một khối bụi khổng lồ vào môi trường tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Khói bụi xi măng làm tăng nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước ở khu vực lân cận, gây axít hóa đất và nước trong vùng nếu mưa chảy tràn; làm mất thảm thực vật tại các vùng khai thác; từ đó làm mất khả năng giữ nước bổ sung cho nguồn nước ngầm; gây xói lở taị các ao, hồgây mất mỹ quan vốn có trong khu vực.

Không khí ô nhiễm xung quanh các nhà máy xi măng là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp với người dân. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm nước ta có hơn 2.000 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tính đến hết năm 2014, cả nước có 297 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; có 615 cụm công nghiệp, trong đó chỉ khoảng 5% số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong hơn 500.000 cơ sở sản xuất đang hoạt động, có nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Ngoài ra, 787 đô thị đãthải ra 3 triệu m3 nước/ngày đêm, hầu hết nước thải này chưa được xử lý. Lo ngại hơn, mỗi năm cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, thải ra hơn 23 triệu tấn rác sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp. Không ít dòng sông đã trở thành những dòng sông chết do nước thải độc hại không được xử lý từ các khu công nghiệp đổ ra. Các bãi mía, nương ngô màu mỡ cũng lần lượt bị sạt lở vì hàng đoàn máy hút cát, đục khoét dưới lòng sông. Việc hút cát lòng sông không chỉ dẫn đến sự bức tử các vùng đất canh tác nông nghiệp xưa nay trù phú, mà còn hủy hoại cả vùng nuôi trồng thủy sản. Ngoài các ví du ̣trên, chúng ta còn có thể dễdàng dẫn ra nhiều ví du ̣về tình trang ô nhi ̣ êm ̃ ở Việt Nam hiên nay. ̣

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đưa ra nhiều chủ trương bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Văn kiện Đại hội XII của Đảng viết: “tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn” [4, tr.141]; “ngăn chặn và từng
bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường do chủ quan của con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra. Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị… Phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường”[4, tr.141-142].

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân (cả nguyên nhân chủ quan và khách quan), có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất.

Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, thiếu tính ổn định. Nhiều văn bản mới được ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung. Điều đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế trong việc bảo vệ môi trường [11].

Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng cảnh sát môi trường, chưa thực sự đủ mạnh. Điều đó đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh; điều đó dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự. Các biện pháp xử lí khác (như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường) cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng thiếu kiên quyết, không có hiệu quả.

Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường; buông lỏng quản lí; thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất vẫn mang tính hình thức. Hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư chưa được coi trọng đúng mức, được tiến hành một cách hình thức, qua loa, đại khái. Điều đó dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế; ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường chưa cao; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra còn thiếu (do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường).

Thực trang ô nhiễm môi trường ở Viêt Nam hiện nay

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?