Thực trạng nền giáo dục Việt Nam trong thời gian qua

dịch thuật Anh – Việt

Mục lục

Thực trạng nền giáo dục Việt Nam trong thời gian qua

Bản báo cáo ngày 10.11.2004 về t́nh trạng giáo dục thế giới do UNESCO phổ biến, nói rằng trong thập kỷ qua, giáo dục tiểu học ở Việt Nam đă được cải thiện, nhưng Chính phủ phải cố gắng hơn nữa để nâng cấp chất lượng giáo dục. Theo bản báo cáo đó, ba nguyên nhân chính gây trở ngại cho nền giáo dục tiểu học Việt Nam là : thiếu ngân sách, thiếu cơ sở giáo dục và không đủ giáo viên giỏi. UNESCO chỉ đánh giá giáo dục Việt Nam chủ yếu ở bậc tiểu học mà không có dịp đề cập đến bậc phổ thông và đại học. Chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa của hiện trạng giáo dục Việt Nam bắt nguồn từ một triết lý giáo dục, cách quản trị giáo dục và nhất là những tác động của cơ chế xă hội ảnh hưởng đến nền giáo dục và dẫn tới hiện trạng.

Để có một cái nh́n về Thực Trạng Giáo Dục Việt Nam, chúng tôi sẽ tŕnh bày vấn đề trên 5 khía cạnh : 1) duyệt qua một số văn kiện pháp qui liên quan đến tổ chức giáo dục, 2) báo cáo của Chính phủ về thực trạng giáo dục, 3) thẩm tra của Quốc hội Việt Nam, 4) phản ứng của những nhà chuyên môn và quần chúng về vấn đề giáo dục, 5) vài nhận xét về đặc tính của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Trong khi chúng tôi chuẩn bị cuộc khảo sát về thực trạng giáo dục Việt Nam th́ có một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra, đó là sự trùng hợp với giai đoạn mọi người đang say sưa bàn thảo về giáo dục, trong đó có bản báo cáo về t́nh h́nh giáo dục do ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đọc trước Quốc hội và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vào cuối năm 2004. Bên cạnh đó là hàng loạt những nhận định, góp ư, kiến nghị liên quan đến vấn đề giáo dục ở Việt Nam nhiều khi rất gay go, triệt để.

I. TỔ CHỨC GIÁO DỤC

Đứng về phương diện lư thuyết, khi khảo sát về một nền giáo dục của một quốc gia, trước hết chúng ta cần xem xét cách tổ chức giáo dục qua các luật lệ cùng chủ trương, đường lối để biết rơ về tổ chức giáo dục ra sao. Chúng tôi sẽ tŕnh bày những nét chính về Luật Giáo Dục, bậc Đại học, Đại học tư thục, Cơ sở nước ngoài, bậc Trung học, bậc Tiểu học và luật lệ liên quan tới việc đào tạo giáo chức.

Luật Giáo Dục

Luật mang số 11/1998/QH10, gồm 9 Chương, 110 điều, ban hành ngày 2 tháng 12 năm 1998, có những nét chính sau đây:
“Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; về nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, xă hội, của lực lượng vũ trang nhân dân; và về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.”(Điều 1)

“Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xă hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.” (trích Điều 3)

“Nội dung, phương pháp giáo dục được thể hiện thành chương tŕnh giáo dục; chương tŕnh giáo dục được cụ thể hóa thành sách giáo khoa, giáo tŕnh.” (trích Điều 4)

Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

– Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

– Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học, bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông;

– Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

– Giáo dục đại học đào tạo hai tŕnh độ là tŕnh độ cao đẳng và tŕnh độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai tŕnh độ là tŕnh độ thạc sĩ và tŕnh độ tiến sĩ. (Điều 6)

“Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.”

“Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp tiểu học, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, và bằng tiến sĩ.”

“Nhà nước thống nhất quản lư hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương tŕnh, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.”

“Nhà nước quản lư việc xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa.”

Tŕnh độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được qui định như sau:

– Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

– Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

“Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lănh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.” (Điều 51)

“Đoàn thể, tổ chức xă hội hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.” (Điều 52)

Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30.9.1992, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục về chương tŕnh giáo dục, sách giáo khoa và giáo tŕnh, thi và văn bằng; về mạng lưới, tổ chức, hoạt động, cơ sở vật chất của nhà trường và cơ sở giáo dục khác; về tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thỉnh giảng và khen thưởng đối với giáo chức; về chính sách đối với người học; và về các điều kiện tài chính của hệ thống giáo dục quốc dân.

Mặc dù đă dự thảo đến lần thứ 10, nhưng Luật Giáo dục sửa đổi vẫn chưa giải quyết được những vấn đề khẩn thiết của giáo dục hiện nay. Do vậy, Luật Giáo dục sửa đổi đă phải lùi thời hạn tŕnh Quốc hội vào đầu năm 2005.

Bậc Đại Học

Hiện nay cả nước có 127 trường Cao Đẳng, 87 trường Đại Học, học viện. Có 147 cơ sở đào tạo sau Đại Học, trong đó có 95 cơ sở được đào tạo tiến sĩ. So với 5 năm trước đây, có thêm 23 trường Đại Học và 52 trường Cao Đẳng. Hiện nay các cơ sở tập trung chủ yếu ở Hà Nộ và Sài G̣n. Cả nước có 6 trường Đại Học, Cao Đẳng bán công nhưng chẳng trường nào giống trường nào.

Điều Lệ Trường Cao Đẳng được qui định theo Quyết Định số 56 /2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10.12. 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều lệ Trường Đại Học được ban hành theo quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003, gồm 10 Chương, 58 Điều.

Các loại h́nh trường đại học bao gồm: công lập, bán công, dân lập và tư thục. Trường đại học chịu sự quản lư nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lư hành chính theo lănh thổ của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở.

Trường đại học, theo lư thuyết, được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự.

Trường đại học tổ chức xây dựng chương tŕnh đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của trường trên cơ sở chương tŕnh khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm các cơ cấu b́nh thường của một đại học, đặc biệt có thêm Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ( Điều 29.i ), các đoàn thể và tổ chức xă hội (Điều 29.k).

Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hội đồng trường có các thành viên là : Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường, đại diện các giảng viên, cán bộ quản lư giáo dục có uy tín trong và ngoài trường, các tổ chức chính trị-xă hội trong trường.

Đại Học Tư Thục

Ngày 17.1.2005, Chính phủ đă ra Quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục số 14/2005/QĐ-TTg, gồm 7 Chương, 41 Điều, đại lược như sau :
– Trường đại học tư thục do người có quốc tịch Việt Nam đề nghị thành lập và hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước, có địa vị pháp lư như các trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân.

– Trường đại học tư thục chịu sự quản lư nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lư hành chính theo lănh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở.

– Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường đại học tư thục hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tổ chức chính trị – xă hội, các tổ chức xă hội trong trường đại học tư thục hoạt động theo quy định của hiến pháp và pháp luật.

– Nhiệm vụ của trường đại học tư thục là đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực.

– Trường đại học tư thục được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự.

– Việc thành lập trường được tiến hành theo hai bước : bước thứ nhất, xây dựng và thông qua đề án tiền khả thi; bước thứ hai, xây dựng và thẩm định dự án khả thi.

– Trường đại học tư thục được xét thành lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 46 Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học và Quy chế này.

– Các trường đại học công lập, bán công, dân lập được chuyển đổi thành loại h́nh trường đại học tư thục khi có các điều kiện được quy định.

– Trường đại học tư thục tổ chức quản lư bảo đảm các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định trong Điều lệ trường đại học và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường.

– Ngôn ngữ chính thức giảng dạy ở trường đại học tư thục là tiếng Việt. Trong những chương tŕnh hợp tác với nước ngoài, chương tŕnh đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài và một số ngành học khác có thể giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Trường đại học tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, thống kê, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Cơ Sở Nước Ngoài

– Việc quản lư và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục ở Việt Nam dược qui định theo Nghị Định số 18/2001/NĐ/CP ngày 4.5.2001, gồm 6 Chương, 38 Điều, có mấy điểm chủ yếu như sau :
– Nghị định này quy định về thiết lập và hoạt động của các cơ sở Văn hóa – Giáo dục nước ngoài (VHGDNN) tại Việt Nam để phát triển giáo dục, giao lưu văn hóa, không nhằm mục đích thu lợi nhuận nên nguồn thu từ các hoạt động này chỉ dùng để đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa – giáo dục.

– Cơ sở VHGDNN tại Việt Nam là tên gọi chung các tổ chức, cơ quan văn hóa (như Văn pḥng đại diện, Trung tâm, Viện, Làng, Câu lạc bộ, Thư viện, Nhà trưng bày, Công viên, Bảo tàng, Thảo cầm viên, v.v…), giáo dục (như Văn pḥng đại diện, Trường học Quốc tế, Trường Đại học, Trung tâm dạy nghề, v.v…), văn hóa và giáo dục (như Văn pḥng đại diện, Trường Văn hóa nghệ thuật, Nhà Văn hóa có lớp dạy ngoại ngữ…) được Nhà nước Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài (gọi chung là Bên nước ngoài) thành lập hoặc tham gia thành lập và tổ chức hoạt động tại Việt Nam

– Cơ sở VHGDNN được thành lập dưới các h́nh thức sau: Văn pḥng đại diện, cơ sở liên kết, cơ sở độc lập.

– Tổ chức VHGDNN được xét cấp giấy phép đặt Văn pḥng đại diện khi có đủ các điều kiện : tư cách pháp, điều lệ, tôn chỉ, mục đích và thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên, chương tŕnh, dự án được phía Việt Nam quan tâm và có khả năng thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục của Việt Nam.

– Cơ sở VHGDNN có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam, không được lợi dụng các hoạt động văn hóa, giáo dục để tuyên truyền sai đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín hủ tục và tệ nạn xă hội.

– Công dân Việt Nam làm việc tại cơ sở VHGDNN có quyền tham gia các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xă hội, đoàn thể khác theo điều lệ của các tổ chức này và theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Cơ sở VHGDNN được phép nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất các phương tiện cần thiết cho hoạt động của cơ sở và cho nhu cầu làm việc và sinh hoạt của công dân nước ngoài làm việc tại cơ sở VHGDNN theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam cơ sở VHGDNN được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam kư kết hoặc tham gia. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam kư kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này th́ áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Bậc Trung học

Theo Quyết Định số 23/2000/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường Trung học gồm có 7 Chương và 45 Điều, có một vài d8iểm đáng lưu ư :
– Trường trung học được tổ chức theo các loại h́nh công lập, bán công, dân lập và tư thục. Ngoài ra c̣n có các trường trung học chuyên biệt như : dân tộc, phổ thông chuyên, năng khiếu nghệ thuật, năng khiếu thể dục thể thao, trẻ em khuyết tật.

– Tuổi của học sinh ở lớp đầu cấp trung học cơ sở là 11 đến 14, ở đầu cấp trung học phổ thông là 15 đến 19; học sinh gái được tăng một tuổi so với tuổi quy định.

– Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đă học hết chương tŕnh, được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu th́ được cấp bằng tốt nghiệp. Theo quyết định mới năm 2005, việc thi trung học cơ sở đă băi bỏ.

– Hội đồng giáo dục trường gồm có : Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ đảng, chủ tịch công đoàn giáo dục, bí thư Đoàn Thanh niệm cộng sản Hồ Chí Minh và một số giáo viên. (Điều 18)

– Tổ chức Đảng trong trường trung học lănh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Điều 20.1)1

Bậc Tiểu Học:

Điều Lệ Trường Tiểu học được ban hành theo quyết định số 22/2000/QD-BGDĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm 7 Chương, 49 Điều, trong đó có những điểm đáng lưu ư như sau:
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc giáo dục nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục tiểu học được tổ chức theo các loại h́nh công lập, bán công, dân lập.

Tất cả trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đều được nhận vào học một trường tiểu học.(Điều 38)

– Hội đồng giáo dục trường gồm có : Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ đảng, chủ tịch công đoàn giáo dục, bí thư Đoàn Thanh niệm cộng sản Hồ Chí Minh và một số giáo viên. (Điều 21.1)

– Tổ chức Đảng trong trường tiểu học lănh đạo nhà trường và hoạt động trrong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. (Điều 23.1)

– Công đoàn giáo dục, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xă hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật.2( Điều 23.2)

Vấn đề Đào tạo:

Kế hoạch và nội dung bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lư giáo dục được ban hành kèm theo Chỉ thị số 19 /2001/CT-BGD&ĐT ngày 31/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ngoài những vấn đề chuyên môn và sư phạm, c̣n có mấy điểm chính như sau:
Nội dung bồi dưỡng chung: Quán triệt những nội dung cơ bản của các văn kiện của Đảng đă được Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng thông qua, vận dụng quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo vào thực tiễn của ngành, địa phương.

Đối với giảng viên và giáo viên chính trị :

Nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX : Vận dụng các nội dung cơ bản trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vào giảng dạy các môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bồi dưỡng một số vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ.

Bồi dưỡng hệ thống chuyên đề nâng cao và đào tạo lại một số vấn đề sau: Về chủ nghĩa xă hội; Về chủ nghĩa tư bản ngày nay; Về vấn đề giai cấp, dân tộc; Về tôn giáo; Về sự tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Nh́n qua những văn kiện pháp quy, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của nền giáo dục Việt Nam hiện tại như sau: tất cả đều do Đảng lănh đạo và quản lư.

II. BÁO CÁO CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC

Ngày 5-11-2004, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển đă đọc báo cáo t́nh h́nh giáo dục trước Quốc hội, gồm 3 phần chính : (1) T́nh h́nh phát triển giáo dục , (2) những nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010, (3) kiến nghị với Quốc hội. Chúng tôi chỉ tóm lược phần đầu là : T́nh h́nh phát triển giáo dục, nhiều đoạn chúng tôi để nguyên văn:

Trước hết là định hướng và chủ trương, mục tiêu giáo dục.

Theo lư thuyết, giáo dục nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lư tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ư thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
T́inh h́inh phát triển các cấp học và bậc học:

1. Phát triển giáo dục mầm non: sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương, báo cáo cho biết, năm học 2003-2004 đă có gần 2.63 triệu trẻ em theo học ở hơn 10,000 cơ sở giáo dục mầm non, số trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chiếm 90% số trẻ trong độ tuổi. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ ra lớp mẫu giáo ở các vùng khó khăn c̣n thấp, như ở đồng bằng sông Cửu Long mới đạt 42.7%. Trở ngại lớn nhất hiện nay là, đội ngũ giáo viên mầm non c̣n thiếu so với định mức, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn; pḥng học và học cụ c̣n rất thiếu thốn.

2. Giáo dục phổ thông: trong 5 năm qua, số lượng học sinh ở bậc trung học tiếp tục tăng, ở bậc tiểu học giảm dần và đi vào ổn định. Tổng số học sinh phổ thông năm học 2003-2004 là 17.6 triệu. Tốc độ tăng số lượng học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn các vùng khác.

Kiến thức xă hội, kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức, tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo của đa số học sinh c̣n yếu. Có sự chênh lệch khá rơ về tŕnh độ học sinh giữa các vùng, miền. Học sinh phổ thông, nhất là ở thành phố, phải học tập căng thẳng, ngay từ bậc tiểu học do phải chịu nhiều áp lực của các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Đa số học sinh có cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện, song vẫn c̣n một bộ phận, nhất là học sinh trung học phổ thông, c̣n có thái độ thiếu trung thực trong học tập; một số rơi vào tệ nạn xă hội, vi phạm pháp luật.

Đội ngũ giáo viên phổ thông hiện vẫn ở trong t́nh trạng “vừa thiếu, vừa thừa”; thiếu giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở ở các vùng khó khăn, thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, công nghệ, tin học. Ở một số tỉnh miền núi và miền Tây Nam Bộ c̣n một tỷ lệ khá cao giáo viên tiểu học lớn tuổi có tŕnh độ thấp so với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đa số giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Một bộ phận giáo viên c̣n thiếu gương mẫu, thậm chí sa sút về đạo đức nghề nghiệp.

Cơ sở vật chất đă được tăng cường so với trước. Việc thực hiện học 2 buổi một ngày ở phổ thông, trước hết ở tiểu học c̣n chậm do thiếu pḥng học, thiếu giáo viên và kinh phí trả lương cho giáo viên. Việc xây dựng trường phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia c̣n chậm và gặp nhiều khó khăn, thiếu pḥng học bộ môn, pḥng thí nghiệm và đặc biệt là thiếu diện tích đất.

Sách giáo khoa mới được báo cáo là đă tiếp cận tŕnh độ các nước tiên tiến trong khu vực, được đa số giáo viên và học sinh chấp nhận, bước đầu góp phần thay đổi cách dạy, cách học, cách đánh giá trong nhà trường. Tuy nhiên, có những phần trong một số cuốn sách giáo khoa mới ở tiểu học và trung học cơ sở c̣n nặng và khó, có chỗ c̣n sai sót.

3. Giáo dục nghề nghiệp: việc dạy nghề đă được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Tổng số học sinh học nghề và trung học chuyên nghiệp là 1.5 triệu. Mặc dù vậy, quy mô dạy nghề dài hạn và trung học chuyên nghiệp c̣n thấp so với yêu cầu của thị trường lao động. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lư, c̣n tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế.

4. Giáo dục đại học và sau đại học: Năm học 2003-2004 có hơn 1,032,000 sinh viên, gần 33,000 học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Cơ cấu đào tạo giữa giáo dục đại học với giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa hợp lư, chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực tŕnh độ cao của thị trường lao động. Số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng quá nhanh trong khi chưa đủ điều kiện bảo đảm chất lượng.

T́nh trạng đáng lo ngại hiện nay là c̣n nhiều sinh viên thiếu trung thực trong học tập và thi cử; một số chưa có lư tưởng; một số vi phạm nội quy, quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đ̣i. Tệ nạn xă hội, nhất là ma túy, cờ bạc, mê tín, vi phạm pháp luật trong sinh viên, tuy ít nhưng chưa ngăn chặn được. Việc tuyển sinh chặt chẽ nhưng đánh giá quá tŕnh học tập lại lỏng lẻo, dẫn đến t́nh trạng nhiều sinh viên chưa chăm chỉ học tập. Sinh viên ít có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học; năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành, khả năng giao tiếp và hợp tác trong công việc c̣n yếu. Tŕnh độ ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Chất lượng đào tạo sau đại học, đặc biệt là chất lượng của một số luận án tiến sỹ c̣n thấp, chưa theo kịp tŕnh độ phát triển khoa học, công nghệ và chưa gắn với cuộc sống.

Công tác biên soạn chương tŕnh của các trường đại học và cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức. Giáo tŕnh đại học c̣n thiếu, nội dung c̣n lạc hậu; tài liệu tham khảo c̣n nghèo nàn.

Với số lượng khoảng 40,000 giảng viên, so với trên 1 triệu sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, hầu hết các trường đại học và cao đẳng đều thiếu giảng viên. Đội ngũ giảng viên đại học và cao đẳng mới có 45% đạt tŕnh độ thạc sĩ trở lên. Phần đông giảng viên ṇng cốt, chuyên gia đầu ngành đă cao tuổi, sự hẫng hụt đội ngũ vẫn chưa khắc phục được. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học và cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức. Đa số giảng viên chỉ tập trung vào giảng dạy, ít tham gia nghiên cứu khoa học.

5. Giáo dục không chính quy: Phát triển mạnh trong các năm gần đây. Tính trung b́nh, hàng năm có gần 300,000 người theo học các lớp bổ túc văn hóa; khoảng 700,000 người theo học các chương tŕnh bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, giáo dục từ xa và một số lượng khá lớn sinh viên các khóa đào tạo liên kết giữa các trường và địa phương. Công tác quản lư c̣n yếu kém và điều kiện bảo đảm chất lượng c̣n rất thấp dẫn đến t́nh trạng “học giả, bằng thật”. Đội ngũ giảng viên không chính quy nh́n chung c̣n thiếu và tŕnh độ thấp; cơ sở vật chất c̣n nghèo nàn, điều kiện để tổ chức thực hành, thực nghiệm c̣n rất hạn chế.

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tự đánh giá

1. Các thành tựu: Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, trước hết là ở giáo dục phổ thông. Đă đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược. Chính sách xă hội về giáo dục đă được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn. Chất lượng giáo dục đă có chuyển biến bước đầu. Điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường hơn.

2. Các bất cập, yếu kém và khuyết điểm trong giáo dục: Chất lượng giáo dục đại trà 4 , đặc biệt ở bậc đại học c̣n thấp; phương pháp giáo dục c̣n lạc hậu và chậm đổi mới.

Kiến thức cơ bản về xă hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của số đông học sinh phổ thông c̣n kém. Nhà trường phổ thông vẫn chưa khắc phục được t́nh trạng thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông c̣n chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng đào tạo đại trà của giáo dục nghề nghiệp và đại học c̣n thấp, t́nh trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực trong học tập khá phổ biến; tinh thần hợp tác, khả năng sáng tạo, năng lực thực hành, giải quyết độc lập các vấn đề c̣n yếu.

Ở tất cả các cấp học, bậc học, cách dạy, cách học trong các nhà trường chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, nặng về lư thuyết, nhẹ về thực hành, chưa phát huy tinh thần tự học và tư duy sáng tạo của người học.

Nguyên nhân của các yếu kém trong giáo dục: tư duy giáo dục chậm được đổi mới. Quản lư về giáo dục c̣n yếu kém và bất cập. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu lực. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước c̣n dàn trải, không đủ bảo đảm nhu cầu phát triển giáo dục. Chính sách về học phí có nhiều điểm không c̣n phù hợp, dẫn đến t́nh trạng địa phương và nhà trường đặt ra quá nhiều khoản thu, gây bức xúc trong xă hội. Chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ thiên về bằng cấp, chưa chú ư đúng mức đến năng lực thực tế dẫn đến t́nh trạng học giả, bằng thật và một số hiện tượng tiêu cực khác.

Mức đầu tư cho giáo dục tính trung b́nh cho 1 người dân c̣n thấp so với yêu cầu bảo đảm chất lượng và so với các nước: ở Trung Quốc là 105 USD, ở Thái Lan là 350 USD, ở Malaysia là 720 USD trong khi đó ở Việt Nam là 53 USD.

III. QUỐC HỘI VIỆT NAM NHẬN XÉT VỀ BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đă làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội. Sau đó, Ủy ban đă họp toàn thể vào ngày 14 15.9.2004, để thảo luận và thông qua Báo cáo thẩm tra tóm lược như sau:

Về t́inh h́nh Giáo Dục

Công tác quản lý giáo dục

Theo Quốc hội, công tác quản lý Nhà nước về giáo dục trong thời gian qua đă đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lư giáo dục trong t́nh h́nh mới. Những thay đổi trong giáo dục nhiều năm qua thường chạy theo những vấn đề cụ thể, mang tính giải quyết t́nh thế, thiếu sự đồng bộ. Cơ quan quản lư giáo dục cấp trung ương chưa tập trung vào việc nghiên cứu, dự báo, tham mưu cho Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực giáo dục, mà vẫn c̣n theo cơ chế cũ kiểu tập trung quan liêu, cơ chế xin cho, nhiều khi sa quá nhiều vào các công việc sự vụ hành chính, làm thay chức năng của các cơ sở giáo dục.

Về chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục hiện nay đang là vấn đề được xă hội đặc biệt quan tâm v́ề chất lượng giáo dục có ư nghĩa quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ở nước ta từ trước đến nay không có cơ quan chuyên trách thực hiện việc dánh giá chất lượng giáo dục thường xuyên hàng năm. V́ vậy đánh giá chất lượng giáo dục trong Báo cáo của Chính phủ chủ yếu căn cứ vào kết quả các kỳ thi và đánh giá của các cơ sở giáo dục về kết quả học tập, nên báo cáo chưa có được những kết quả điều tra xă hội để đánh giá cụ thể từng mặt tiêu chí, đức, thể, mỹ, kỹ năng nghề nghiệp của người học đối chiếu với mục tiêu giáo dục để từ đó rút ra những chất lượng giáo dục.

Thông qua công tác giám sát và nghiên cứu, khảo sát thực tế, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chất lượng giáo dục trong những năm đổi mới cũng đă từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nh́n chung c̣n yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn c̣n nặng nề, giáo dục chỉ chú ư đến truyền đạt kiến thức nhằm ứng phó với các kỳ thi, chưa chú trọng đến việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành ít được cập nhật, tŕnh độ ngoại ngữ, tin học yếu, kỹ năng nghề nghiệp c̣n hạn chế, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh, sinh viên.

Sự tụt hậu giáo dục của nước ta so với thế giới đang là một thách thức lớn, nhất là trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là ở bậc đại học. Năng lực của hệ thống giáo dục chưa thích ứng được yêu cầu đổi mới kinh tế – xă hội, hội nhập quốc tế và phát triển con người ở thế kỷ XXI.

Nguyên nhân của những yếu kém về chất lượng giáo dục

Việc cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục thành những chính sách cụ thể và nghiên cứu xây dựng cơ sở lư luận cho đổi mới giáo dục c̣n hạn chế. Trong thực tế, có t́nh trạng c̣n lúng túng và chậm trễ trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế mở, áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN trong quản lư kinh tế.

Nội dung chương tŕnh và phương pháp giáo dục chậm đổi mới.

Ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, tuy cũng đă có nhiều việc làm để cải tiến nội dung chương tŕnh và phương pháp nhưng nh́n chung nội dung chương tŕnh thiếu cập nhật kiến thức mới và chưa hội nhập được với tŕnh độ giáo dục thế giới, giáo tŕnh thiếu và lạc hậu, tỷ lệ thời gian dành cho các môn học chưa hợp lư. Mô h́nh giáo dục đại học chậm đổi mới, chưa có ngành đào tạo mũi nhọn nào, chưa có trường đại học nào của Việt Nam có thể liên thông được với các trường đại học khu vực và thế giới.

Việc đổi mới chương tŕnh giáo dục phổ thông không đồng bộ với đổi mới chương tŕnh đào tạo ở các trường sư phạm mà đúng ra việc đổi mới chương tŕnh ở các trường sư phạm phải được thực hiện trước khi đổi mới ở giáo dục phổ thông. Ngay từ đầu đă không thiết kế nội dung chương tŕnh cho từng cấp học, bậc học để đảm bảo tính hệ thống, tính chỉnh thể của chương tŕnh mà thường là được cấp học, bậc học nào th́ phê duyệt và tổ chức viết sách giáo khoa cho cấp, bậc học đó.

Sách giáo khoa mới đă giảm được những kiến thức trừu tượng, khó hiểu và tạo điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực, đ̣i hỏi giáo viên phải sử dụng học cụ, phải làm thí nghiệm. Tuy nhiên, có bộ môn giảm kiến thức hàn lâm quá mức dẫn đến coi nhẹ định lượng, h́nh thành khái niệm; sử dụng phương pháp thảo luận, quy nạp ngay cả ở những chỗ cần thuyết giảng. Hơn nữa, việc đổi mới phương pháp chủ yếu là nhiệm vụ của giáo viên, phải thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và được thể hiện trong sách hướng dẫn giáo viên là chính nhưng có bộ môn lại đưa quá nhiều vào trong sách giáo khoa.

Các điều kiện đảm bảo cho giáo dục nhất là cho đào tạo nguồn nhân lực c̣n thấp so với yêu cầu đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các điều kiện để chuẩn hóa và hiện đại hóa giáo dục, tiếp cận với giáo dục khu vực và quốc tế c̣n rất bất cập.

Về đội ngũ giáo chức : Đội ngũ giáo chức đă lên đến gần 1 triệu người, trong đó giáo chức phổ thông đạt chuẩn khá cao, đại đa số giáo chức yêu nghề, tận tâm với sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ giáo chức chưa đảm bảo, ở hầu hết các địa phương đều thiếu giáo chức các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, thể thao… Công tác bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức hàng năm chưa quy định thành chế độ bắt buộc. Một bộ phận giáo chức chưa dành thời gian tự học, tự bồi dưỡng nên tŕnh độ chuyên môn và phương pháp sư phạm c̣n bất cập. Do trong một thời gian dài, chỉ dạy theo phương pháp thuyết giảng nên hiện nay không ít giáo chức ngại sử dụng học cụ, ngại làm thí nghiệm, lúng túng trong việc sử dụng sách giáo khoa mới.

Đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học, ngoài việc thiếu cán bộ giảng dạy khá trầm trọng, nh́n chung phương pháp dạy học vẫn nặng về thuyết giảng, ít thực nghiệm và hầu như không đi thực tế, đặc biệt công tác nghiên cứu khoa học rất hạn chế.

Nguyên nhân khác là các điều kiện cho nghiên cứu khoa học như đầu tư ngân sách rất thấp, không đủ để triển khai những đề tài có giá trị; trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học rất thiếu và lạc hậu.

Trong những năm đổi mới, sự phân hóa giàu nghèo, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, công tác quản lư Nhà nước c̣n nhiều bất cập, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xảy ra không c̣n là cá biệt đă ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn xă hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Một số không ít giáo viên không giữ được vị trí, phẩm chất người thầy của ḿnh, làm phai nhạt phần nào h́nh ảnh cao đẹp của người thầy trong xă hội. Tư tưởng chạy theo lợi ích vật chất, thiếu tâm huyết, không thực hiện việc tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng nên tŕnh độ chuyên môn của một bộ phận giáo viên không những không được nâng lên mà ngày càng mai một đi.

Nguyên nhân ở đây có lẽ không phải là do Việt Nam “đất chật người đông” mà chính là ở nhận thức và chính sách đầu tư, chưa dự báo được yêu cầu nguồn nhân lực ở thế kỷ XXI.

V. NHẬN ĐỊNH VỀ NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN TẠI

Trong khi khảo sát về nền giáo dục Việt Nam hiện tại, chúng tôi thấy có quá nhiều vấn đề; nhiều nhận xét cho rằng ” hết thuốc chữa”. Ta có thể kể ra : Thi cử nặng nề, chất lượng đào tạo kém, sự bất công trong giáo dục, gánh nặng học phí, chế độ lương bổng bất hợp lư, sách giáo khoa thay đổi liên tục nhưng chất lượng vẫn thấp… B́nh tĩnh và khách quan là thái độ của chúng tôi. Những vấn đề đă được nêu trên sẽ không nhắc lại, hơn nữa chúng tôi chỉ xin nêu ra những vấn đề căn bản và nổi bật, có nghĩa là không đề cập đến toàn bộ những vấn đề liên quan tới giáo dục mà chỉ chú tâm vào mấy điểm: về cơ cấu giáo dục, về nhân lực và cơ sở, về chương tŕnh, giảng dậy và học tập, thi cử, về sự sa đọa đạo đức, và sau đó là mấy vấn đề cốt lơi:

Về cơ cấu giáo dục.

Trên nguyên tắc và theo lư thuyết, Việt Nam có một cơ chế giáo dục được thiết lập trên các văn kiện pháp lư như Luật Giáo Dục, các Điều Lệ về tổ chức giáo dục từng cấp, từng ngành. Thực tế là cho đến tháng 3 năm 2005, dự thảo Luật Giáo Dục so với Luật hiện hành bỏ bớt 4 điều, bổ sung 10 điều mới, sửa đổi 83 điều cả về nội dung và kỹ thuật, nhưng vẫn chưa hoàn tất, trong khi qui chế tư thục được ban hành tháng 1 năm 2005.

Hệ thống giáo dục Việt Nam đại lược như sau : sau lớp mầm non và cấp tiểu học 5 năm là trung học cơ sở 4 năm, tiếp theo 3 năm nữa là trung học phổ thông; trung học phổ thông + 4 năm = đại học (y khoa thêm 2 năm); trung học phổ thông + 3 năm = cộng đồng; trung học phổ thông + 2 năm = trung học chuyên nghiệp.

Ngân sách giáo dục năm 2000 là 14.5 ngàn tỷ đồng, chiếm 15% ngân sách quốc gia, năm 2004 ngân sách giáo dục là 34.4 ngàn tỷ đồng, chiếm 17.1%

Nh́n chung, nền giáo dục Việt Nam vừa có khuynh hướng ” bao cấp” về phương diện chỉ huy, về mặt tư tưởng và đồng nhất; mặt khác v́ thiếu khả năng quản trị và tài chánh lại ” buông thả ” để cho thu học phí, h́nh thành các loại tư thục, bán công và dân lập làm cho nền giáo dục Việt Nam có khuynh hướng thương mại hóa, và ngày càng tha hóa. Có nhiều ư kiến cho rằng tổ chức giáo dục chỉ nên có hai loại : công lập và tư thục.

Tại cấp trung học, việc phân ban ở cấp ba, dường như chỉ để chuẩn bị cho bậc đại học. Điều này không thực tế với hoàn cảnh Việt Nam khi đa số học sinh sẽ ngưng lại ở trung học để ra đời kiếm việc. Nếu quan niệm giáo dục trung học là nhằm đào tạo một lớp công dân có đủ kiến thức phổ thông để trở thành chuyên viên trung cấp trong mọi ngành th́ giáo dục trung học phải đặt lại. Trung học chuyên nghiệp trong nhiều năm qua đă gặp trở ngại lớn là không thu hút được học sinh, một phần v́ việc giáo dục chuyên nghiệp đó, dù đă đào tạo được 1.5 triệu học sinh, thực sự không đáp ứng đúng nhu cầu việc làm khi học sinh tốt nghiệp v́ nửa thầy, nửa thợ; phần khác là thanh niên và phụ huynh có khuynh hướng tiến lên bậc đại học như một viễn mơ không thực tế. Tóm lại, làm sao t́m được lối thoát cho hàng triệu học sinh tốt nghiệp trung học mỗi năm, có khả năng chuyên môn vững, đúng với nhu cầu, đem họ vào sản xuất là điểm rất đáng quan tâm.

Tại cấp đại học, nhiều người cho rằng Việt Nam bị ảnh hưởng sâu xa của đại học Liên Sô, trong khi tổ chức giáo dục của chính Liên Bang Nga hiện nay đă thay đổi tận gốc theo kinh nghiệm Âu Mỹ và cơ cấu xă hội mới. Sự tồn tại ở Việt Nam hiện nay là một hệ thống đại học và cao học hết sức phức tạp và quản lư thiếu nhất quán và lăng phí. V́ lư do chính trị và bao cấp, nhà nước không dám trao quyền tự trị cho đại học làm cho đại học không thể thi hành chức năng của ḿnh. Tự trị đại học là quyền tự quản, không chịu sự quản lư của chính phủ về phương diện chương tŕnh, nội dung giáo dục, bổ nhiệm giáo chức và tuyển sinh.

Điểm đặc biệt trong tổ chức giáo dục Việt Nam hiện nay là một cơ chế đảng hiện diện và nắm toàn quyền từ tiểu học đến đại học. Văn kiện pháp quy ghi rơ :Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lănh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. (Điều 51). Đoàn thể, tổ chức xă hội hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của luật này. (Điều 52). Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường đại học tư thục lănh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng Hồ Chí Minh hoạt động trong trường theo Điều lệ Đoàn, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tổ chức này bao gồm Bí thư Đảng, một số giáo sư, cán bộ quản trị và học sinh, sinh viên, dưới danh hiệu các tổ chức chính trị – xă hội kiểm soát mọi sinh hoạt trong trường, từ chương tŕnh, giáo án, tư tưởng v. v. làm cho giáo chức lúc nào cũng sợ sệt, không dám có sáng kiến đổi mới cách giảng dậy, thay vào đó là giảng dậy chiếu lệ theo sách vở để khỏi mang lụy. Cũng từ đó, sinh viên và học sinh thiếu óc sáng tạo, luôn thụ động là nguyên nhân của t́nh trạng bế tắc giáo dục hiện nay.

Biến thái của tổ chức Đảng trong cơ cấu giáo dục hiện nay dẫn tới hậu quả tham nhũng trong nhà trường. Mọi quyết định b́nh bầu, lên lớp, tiên tiến cho con em, phụ huynh đều phải trả giá bằng tiền cho tổ chức Đảng, Đoàn trong nhà trường. Đảng được tổ chức trong hệ thống giáo dục nay trở thành ổ tham nhũng và áp chế.

Ông Lê Đăng Doanh, trong bài thuyết tŕnh cho Bộ Chính Trị vừa qua, theo tiết lộ, có nói như sau: ” Hệ thống chính trị của chúng ta nh́n vào thấy là đảng dày đặc luôn. Chính phủ có bộ nào, cục ban nào, Đảng có hết tất cả thứ ấy. Lại thêm bộ máy gọi là tổ chức chính trị – xă hội, tổ chức quần chúng; nói rằng là tôi đại diện cho quần chúng, nhưng một nghiên cứu nước ngoài nó nói đấy là những người mạo danh tổ chức quần chúng, thực sự là cánh tay nối dài và là cái loa của Đảng Cộng sản, không phải là đại diện ǵ cả và toàn bộ chuyện đó là chuyện vô duyên luôn, không có ư nghĩa ǵ hết trong việc phản ánh t́nh h́nh, bảo vệ lợi ích.” 33

Nhân lực và cơ sở

Đội ngũ giáo chức đại học được đào tạo ở trong nước và nước ngoài từ những thập kỷ 50-60, đang là những tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư đều đă ở tuổi 65-70. Trong khi đó đội ngũ kế cận th́ chưa được chuẩn bị để thay thế. Gần 30 năm qua, việc đào tạo được thực hiện ở trong nước, đại đa số giáo chức không có điều kiện giao lưu, trao đổi học thuật với các trường đại học của thế giới. Trong những năm gần đây, Nhà nước đưa cán bộ nghiên cứu đi đào tạo ở nước ngoài, nhưng tiếc rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đă phân bổ tới 23% dành cho cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chánh và tổ chức đảng để học về quản lư xă hội hiện đại chứ không phải là kiến thức của một chuyên viên ngành kinh tế hay kỹ thuật dành cho giáo chức giảng dạy của các trường đại học.

Tŕnh độ giáo sư, phó giáo sư khá thấp so với quốc tế. Cả nước số giáo sư đă được công nhận mới chiếm tỉ lệ chưa tới 0.1%, số phó giáo sư chưa tới 5%, trong toàn bộ số giảng viên đại học.

Ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, tỷ lệ trung b́nh là 25.8 SV/giảng viên, số giờ dạy của giảng viên từ 800 1,000 giờ/năm, thậm chí có giảng viên dạy đến 1,500 giờ/năm hay hơn nữa, trong khi ở đại học các nước trung b́nh mỗi giảng viên dạy từ 300 giờ đến 400 giờ/năm và tỷ lệ thời gian dành cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học được quy định là 50/50. Như vậy, cơ cấu lao động của giảng viên ở đại học Việt Nam rất bất thường, số thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của đại đa số giảng viên đại học rất thấp. Giáo sư vừa làm công tác giảng dạy vừa suy tư và nghiên cứu. Giảng dạy và nghiên cứu được ví như hai mặt của đồng tiền đối với người thầy ở đại học. Những phát minh, những giải Nobel mà giới đại học Hoa Kỳ thâu lượm được nói lên điều đó. Ở những đại học lớn Âu Mỹ, trong 2 năm, nếu giáo sư không có một công tŕnh nghiên cứu hay ấn hành một cuốn sách có giá trị, thường bị mất ghế giảng dậy.

Cơ sở trường học Việt Nam ở tất cả các cấp học, bậc học c̣n đơn giản, nhiều pḥng học chưa đủ tiêu chuẩn. Hiện nay, tỷ lệ ở các nước tiên tiến là 15 – 20 HS/lớp, c̣n ở Việt Nam trung b́nh là trên 30 HS/lớp. Như vậy, khó có điều kiện cho việc tổ chức dạy và học để nâng cao chất lượng.

Nh́ìn chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học c̣n rất thiếu và lạc hậu. Về diện tích, trường đại học vào loại lớn của Việt Nam là khoảng 15 – 20ha, trường trung b́nh là 5 – 7ha, có trường chỉ có diện tích chưa được 2ha, trong khi đó đa số các trường đại học ở Anh, Pháp, Úc, Thái Lan, Malaysia… đều có diện tích từ 50 – 70ha, có trường diện tích 200ha. Cơ sở giáo dục thiếu sân vận động, vườn cỏ và cây xanh thoáng mát.

Chương tŕnh

Chương tŕnh học năm 1945, do GS Hoàng Xuân Hăn khởi xướng biên soạn đă được dùng trong 27 năm. Một chương tŕnh khác, do một số giáo chức thực hiện trong năm 1955, được dùng trong 35 năm. C̣n chương tŕnh hiện nay chính thức chưa có, nên sách giáo khoa lại được soạn dựa trên những chương tŕnh dự thảo.

Nh́n chung, chương tŕnh giáo dục từ bậc tiểu học đến đại học, « thiếu cập nhật kiến thức mới và chưa hội nhập được với tŕnh độ thế giới, giáo tŕnh thiếu và lạc hậu, tỷ lệ dành cho các môn học chưa hợp lư » 34 lại quá ôm đồm, thiếu cân đối.

Bỏ qua những môn khoa học và tin học được coi là thiếu cập nhật, thiếu thực nghiệm so với tŕnh độ quốc tế, có hai môn học c̣n nặng giáo điều, đó là môn Sử và môn Văn.

– Môn sử học, sau một thời gian “cưỡng chế”, kể từ năm 1986 đă có phần thay đổi, tuy nhiên c̣n nhiều điều bất cập. Thí dụ : Sách giảng dạy lịch sử cho học sinh phổ thông hiện nay có hai loại: là “Truyện kể lịch sử dành cho cấp I”, và “Giáo khoa lịch sử dành cho cấp II và III”.

Giảng dạy lịch sử là nhằm trang bị cho học sinh hiểu về quá khứ và thời đại đang sống gồm lịch sử phát triển của tư tưởng, văn hóa, văn minh, phát triển kinh tế, xă hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trong khi đó Truyện kể lịch sử và Giáo khoa lịch sử hiện hành chỉ nhằm làm nổi bật lên quy luật chiến tranh, lấy sự tŕnh bày về chiến tranh làm động lực phát triển của lịch sử. Tiếp theo Truyện kể lịch sử là các sách Giáo khoa lịch sử của 7 lớp c̣n lại, định hướng chinh chiến, chiến tranh, vũ lực vẫn chi phối toàn bộ giáo tŕnh.

– Môn văn ở trung học chẳng hạn vẫn tập trung vào chín ông nhà văn. Đó là: Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Nguyễn Đ́nh Chiểu, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, và Nam Cao.

Nhiều bài văn trong chương tŕnh phổ thông c̣n nặng tính mục đích, giá trị nghệ thuật chưa được coi trọng, nhiều học sinh lớp 12 viết không đúng văn phạm, một số học sinh thi đại học viết toàn những lời ngô nghê trong bài văn ; học sinh học thuộc ḷng, không sáng kiến, không suy nghĩ độc lập. Ai cũng phải dạy như thế, không th́ học sinh bị trượt.

Nhiều bài văn trong chương tŕnh phổ thông c̣n nặng tính mục đích, giá trị nghệ thuật chưa được coi trọng, nhiều học sinh lớp 12 viết không đúng văn phạm, một số học sinh thi đại học viết toàn những lời ngô nghê trong bài văn ; học sinh học thuộc ḷng, không sáng kiến, không suy nghĩ độc lập. Ai cũng phải dạy như thế, không th́ học sinh bị trượt.

– Trong giáo dục phổ thông suốt mấy chục năm qua chỉ chú trọng văn, toán, lư, hóa c̣n các môn khác mặc nhiên coi như môn phụ. Một học sinh vào đời mà lịch sử địa lư đều kém th́ hiểu biết về xă hội rất hạn chế. Ở trường học Hoa Kỳ chẳng hạn, môn Văn Hóa Thế Giới và Khoa Học Xă Hội, đă được giảng dậy từ lớp 8 và 9. Đặc biệt là môn ngoại ngữ, chưa có tầm nh́n xa, phong trào học tiếng Tàu, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Anh cứ xẩy ra theo nhu cầu, theo khuynh hướng chính trị và hoàn cảnh sống của xă hội; khi thân Liên Xô th́ học tiếng Nga, khi thân Tầu th́ học tiếng Trung, nay lại quay sang học tiếng Anh, đến nỗi ngày nay nhiều nhà chính trị, nhà doanh nghiệp và cả những nhà khoa học ra nước ngoài đều gặp khó khăn về giao tiếp.

Ở bậc đại học Việt Nam, chương tŕnh 4 năm gồm 2,184 giờ so với 1,380 giờ ở đại học Hoa Kỳ. Tất cả các môn học ở Việt Nam có tính cách bắt buộc, sinh viên không có quyền lựa chọn v́ không có môn nhiệm ư. Trong khi đó chương tŕnh về chủ nghĩa Mac-Lenin, chủ nghĩa xă hội, lịch sử đảng chiếm 203 giờ, tức là 9% chương tŕnh.. Trong khi đó 2 năm học chuyên ngành thực sự sơ sài, học lư thuyết là chủ yếu, sinh viên thiếu tự tin về năng lực của chính ḿnh. Điều này phản ảnh rất rơ rệt đối với du học sinh khi đến nước ngoài học tập.

Những kiến thức học ở trường hoàn toàn xa rời với thực tế, dựa trên những tiêu chuẩn hoàn toàn lạc hậu và hầu hết đều được dịch từ tiếng Nga. Nhiều chỗ trong tiêu chuẩn c̣n mập mờ, sai sót đến khó hiểu.

Việc đổi mới chương tŕnh và biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ở bậc đại học đă được bắt đầu cách đây 15 năm nhưng trên thực tế đă diễn ra bốn năm lần, lần làm sau lại phủ định lần làm trước v́ vậy việc đổi mới giáo dục đại học chưa có một lộ tŕnh nhất quán, cho nên đă gây nhiều xáo trộn.

Có hai sự kiện đáng lưu ư là : (1) nhà cầm quyền đă đem chương tŕnh đào tạo của Đại học Chiềng Mai, Thái Lan, về áp dụng máy móc vào nước ta. (2) Một tổ chức nước ngoài từ năm 2000 đến năm 2002 đă tài trợ và đưa vào Việt Nam 80 ngàn cuốn sách thuộc 25 lănh vực khác nhau nhưng đă được đặt trong sự quản lư chặt chẽ của Nhà nước, giới nghiên cứu chưa được sử dụng.

Giảng dậy và học tập

Đội ngũ giáo chức lên gần 1 triệu người, ở hầu hết các địa phương đều thiếu giáo viên các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, thể thao. Một số giáo viên chưa dành thời gian tự học nên tŕnh độ chuyên môn và phương pháp sư phạm c̣n yếu kém. « Đối vối giáo dục nghề nghiệp và đại học, ngoài việc thiếu cán bộ giảng dậy khá trầm trọng, nh́n chung phương pháp dậy học vẫn nặng về thuyết giảng, ít thực nghiệm và hầu như không đi thực tế, đặc biệt công tác nghiên cứu khoa học rất hạn chế » 35

Lối học khoa cử vẫn c̣n nặng nề, giáo dục chỉ truyền đạt kiến thức nhằm ứng phó với các kỳ thi, chưa chú trọng đến việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành ít được cập nhật, tŕnh độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề nghiệp c̣n hạn chế. Theo giáo sư Hoàng Tụy th́ : “Giáo dục phổ thông hiện có 3 “khối u” cần phải cắt bỏ, đó là: Thi cử nặng nề nhưng không thực chất; nạn học thêm, dạy thêm tràn lan; chất lượng sách giáo khoa không cao nhưng giá lại quá cao”.

Cách đây mấy năm, Đài BBC có làm một cuộc khảo sát về giáo dục tiểu học ở Việt Nam đă khám phá ra nhiều điều ngộ nghĩnh, chẳng hạn, bài luận tả cô giáo của học sinh Hà Nội và Huế giống hệt nhau. Sở dĩ xẩy ra như vậy v́ cả nước cùng theo một giáo án, một cách giảng dậy, một khuôn mẫu, nói theo danh từ thời thượng là cùng một “tư duy”. Học sinh không có óc quan sát, không có sáng kiến, sáng tạo, trở nên sơ cứng và chỉ c̣n biết « lặp lại » những ǵ sách vở và thầy cô giáo giảng dậy. Vả chăng, có lẽ tả theo bài mẫu để khỏi « lạc đề ».

Có ư kiến cho rằng trong ngành giáo dục có 5 lănh vực quản lư : Đó là quản lư chuyên môn, quản lư nhân sự, quản lư bộ máy, quản lư tài chính, quản lư cơ sở vật chất. Nh́n chung trong cả 5 lănh vực này, lănh vực nào giáo dục Việt Nam cũng yếu kém, cũng có vấn đề. Dựa theo những số liệu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư th́ cuộc khảo sát về tŕnh độ giáo dục tại 12 nước Á Châu là Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, và Indonesia cho thấy chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam đạt 3.79 trên thang điểm 10, áp chót, chỉ hơn Indonêsia.

Muốn cải tổ việc giảng dạy, người ta cho rằng : cần tăng số giờ thực hành, dành thời gian hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc sách, tham khảo tài liệu, tập thuyết tŕnh, thảo luận, tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ v.v…

Thi Cử

Bộ Đại học tổng kết tuyển sinh công bố có hơn 5,000 thí sinh có tổng số điểm ba môn thi là 0 điểm, hơn 4 ngàn thí sinh chỉ được 0.5 điểm và 7,500 thí sinh có bằng tú tài chỉ có vỏn vẹn 1 điểm. Thành phố Sàigon là một trong số nhiều nơi khác trong cả nước có số thí sinh bị 0 điểm/3 môn. Một số trường trung học phổ thông công lập ở Hải Pḥng, Hà Nội cũng nằm trong danh sách có thí sinh 0 điểm.

Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 2 cấp 3 hằng năm thường được công bố từ 90 – 95 đến 100%. Nhưng kết quả thi tuyển sinh vào đại học th́ thật thảm hại. Hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học đều diễn ra cách nhau độ 1 tháng, nhưng kết quả th́ lại khác nhau một trời một vực. Lư do v́ thi tốt nghiệp phổ thông cấp 2, cấp 3 ngành giáo dục chạy theo thành tích, theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Muốn vào cao học, thí sinh phải qua một kỳ thi 3 môn là môn cơ sở, triết học và ngoại ngữ, riêng bậc tiến sĩ thi thêm môn chuyên ngành. Thực tế tại các hội đồng thi, chỉ có môn ngoại ngữ là khó khăn. Ai không biết một ngoại ngữ nào mà muốn vào hậu đại học th́ thi tiếng Nga. Kết quả thi vào cao học tại trường Đại Học Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn môn tiếng Anh là 49% và môn tiếng Nga đạt 88%.

Sự sa đọa về đạo đức

Xă hội nói chung và nền giáo dục nói riêng, lúc nào và ở đâu cũng có mặt tiêu cực. Tuy nhiên, nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang có khuynh hướng « phá sản » về mặt đạo đức. Trong năm 2002 và 2003, gần 300 giáo viên nam nữ trong nước nghiện hút hoặc buôn bán ma túy, và t́nh trạng thầy cô giáo dính líu đến ma túy đă lên đến mức báo động, theo đánh giá của các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Giáo dục và Đào tạo.

1. Gian dối : Trong những năm gần đây, sự gian dối trong học tập ngày càng gia tăng, nhất là ở cấp lớp trên và ở người lớn. Sự gian dối có tính phổ biến ở mọi nơi, từ giáo dục chính quy, tại chức đến giáo dục thường xuyên. Các hiện tượng chạy điểm, chạy thầy, quay cóp, mua bán và sử dụng phao thi… trước đây được coi là xấu hổ th́ nay được coi là chuyện b́nh thường. Hậu quả là làm cho các học sinh nhận ra sự bất công và niềm tin vào cha mẹ, thầy cô bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến nhân cách.

Nhiều người trẻ phàn nàn là họ đă lớn lên trong một nền giáo dục thiếu vắng những nguyên tắc căn bản như trung thực và sáng tạo. Hệ thống giáo dục hiện nay dạy họ thỏa hiệp với cái giả dối. Miệng nói một đàng theo chủ trương từ trên đưa xuống cho yên thân, đầu óc th́ lại nghĩ khác.

Việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức, đă dấy lên một phong trào học tập trong cán bộ, công chức. Nhưng có một số người lớn đi học thiếu đúng đắn, và thiếu nghiêm túc, t́m mọi mánh lới để có mảnh bằng bất kể kiến thức, dẫn đến học giả bằng thật, kể cả hiện tượng sao chép luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Khi vấn đề bị phát giác hàng loạt, lại có hiện tượng ” bao che ” khá đặc biệt như trường hợp Bộ Công an có văn bản số 771, cho nhân viên trong ngành đă sử dụng văn bằng giả để đưa vào hồ sơ dự thi và học, tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, chỉ sau 1-2 năm mà không có bằng trung học phổ thông mới thu hồi văn bằng cao hơn. Bộ Công an c̣n cho biết đă «căn cứ t́nh h́nh chung của các bộ ngành khác»… là thực tế số cán bộ ăn gian nói dối quá đông.

2. Dạy thêm, học thêm : Việc dạy thêm, học thêm hiện nay không phải là một giải pháp áp dụng đặc biệt cho một số nhỏ học sinh yếu kén, mà tràn lan, cả lớp phải học, buộc cha mẹ phải chấp nhận, v́ có học thêm mới làm tốt được bài kiểm tra, mới được thầy, cô giáo quan tâm nâng đỡ ; nói đúng hơn đó là một « nhu cầu giả » nhằm bắt học sinh học thêm để kiếm lợi. Việc này tác động rất xấu đến chất lượng giáo dục, nhất là mặt đạo đức. Cho con học thêm rất tốn kém, 4 môn chính chuẩn bị thi tốt nghiệp hơn 400 ngàn đồng một tháng.

3. Chửi thề : Có một vấn đề, xem ra có vẻ b́nh thường v́ nó đă ăn sâu vào xă hội, đặc biệt ở miền Bắc từ sau 1945, nhưng trên b́nh diện đạo đức và văn hóa lại là một hiện tượng rất đáng quan tâm, là việc “văng tục, chửi thề” Người lớn và trẻ em ở một số địa phương, trong lúc nói truyện, phải chen vào nhiều câu chửi thề mà người xa lạ, khi nghe, phải coi là một hiện tượng dị thường. Người ta nói dân Nga có câu ” Nói chuyện mà không văng tục khác nào ăn xúp củ cải đỏ thiếu cà chua” . Cũng v́ vậy, có bản tin cho rằng thành phố Belgorod, nằm cách thủ đô Matxcơva 700 km về phía Tây đang có chiến dịch ” bài trừ văng tục chửi thề ” nơi công cộng. Cảnh sát Belgorod c̣n nhận được ch́ thị từ chính quyền là nếu thấy ai văng tục, họ có quyền phạt tiền tới một khoản tượng trưng 50 đôla Mỹ 36.(Tin BBC) Không biết Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nghĩ sao?

4. Vai tṛ của tôn giáo: trong sinh hoạt của một xă hội, văn hóa, đạo đức và nhất là tôn giáo giữ một vai tṛ quan trọng. Tôn giáo hướng dẫn tâm linh con người hướng về chân, thiện, mỹ và giúp con người biết « làm lành, lánh dữ ». Tôn giáo vừa là kim chỉ nam, vừa là cái thắng, giúp cho con người tránh được sự sa đọa, tha hóa. Xă hội tây phương chẳng hạn, trước sức cám dỗ của vật chất và hưởng thụ, nếu không có tôn giáo, xă hội tây phương đă rơi vào hố thẳm từ lâu. Ở Việt Nam, tôn giáo bị chèn ép hoặc đánh giá thấp, nhiều khi bị khinh chê, chế diễu. Đó là nguyên nhân dẫn tới đạo đức suy đồi. Không ai nghĩ rằng phải đem tôn giáo vào học đường, nhưng học đường phải nh́n tôn giáo bằng con mắt thiện cảm và trân trọng v́ tôn giáo là « cái phao » giúp học đường duy tŕ đạo đức. Khích bác tôn giáo trong khi giảng dậy, gián tiếp cấm đoán học sinh, sinh viên tham dự sinh hoạt tôn giáo bằng việc tổ chức sinh hoạt học đường hay thi cử vào ngày chủ nhật chẳng hạn, là góp phần vào việc sa đọa đạo đức.

Nguyên nhân sâu xa

1.Nếu chúng ta nh́n lại hoàn cảnh xă hội Việt Nam từ 50 năm trước trong đó vấn đề tuyên truyền được quan niệm là chủ đạo cho xă hội, kể cả giáo dục. “Tại một cuộc họp của hăng phim truyền h́nh Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đă tiết lộ: ” Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám , tự tẩm xăng, mồi lửa, rồi chạy vào phá kho xăng Thị Nghè, hoàn toàn không có thật “; Ông cũng khẳng định lại điều này trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Người Việt.» 37 Hiện nay, nhân vật Lê Văn Tám vẫn c̣n trong sách Giáo khoa.

Từ tuyên truyền, người ta có thể « ăn không, nói có » tác động trên mỗi công dân, một con người hai mặt : trong thâm tâm, biết là việc đó không có thực nhưng ngoài mặt phải nói như chỉ đạo đă dậy. Dần dần, nói dối trở thành « bản ngă công dân » thể hiện trong « bệnh thành tích và các tiêu cực ». Cũng v́ thành tích mà việc tốt nghiệp trung học thường đạt trên 90% có điểm cao, trong khi kết quả thi tuyển đại học, có nhiều thí sinh không đạt được 2/30 điểm.

Trong giáo dục, việc chủ yếu là khoa học, nhân bản và khai phóng, trong khi tuyên truyền là phải nói theo nhu cầu, làm cho người thầy và học sinh tự gian lận trong tư duy, và từ gian lận trong tư duy dẫn đến gian lận trong hành động dường như là một hậu quả tất yếu. Một nền giáo dục trong tương lai, nếu muốn đạt đến chân, thiện, mỹ th́ việc đầu tiên là tái tạo lớp công dân đứng đắn, thẳng thắn qua việc « giáo dục công dân » để có những con người lương thiện mà ở đó từ người cầm quyền đến người lớn và nhất là người thầy phải có tấm gương lương thiện.

2. Chúng ta đều biết thầy giáo, học sinh và trường học thật ra cũng chỉ là những thành tố rất nhỏ của xă hội, nó không thể nào tự thay đổi được. Muốn thay đổi giáo dục phải tùy thuộc vào cái không khí, sinh hoạt của xă hội ; nói khác đi là cơ chế và cấu trúc xă hội. Vấn đề tham nhũng và gian dối trong học đường chẳng hạn, sẽ không thể thay đổi khi mà toàn xă hội, ở mọi sinh hoạt, từ trên xuống dưới đều gian dối và tham nhũng. Điều quan trọng là phải phá bỏ được những rào cản về mặằt xă hội mới có thể phát triển về mặt giáo dục được. Nguyên nhân tŕ trệ không phải chỉ do những sai lầm cục bộ về điều hành quản lư mà chủ yếu là sai lầm từ gốc, từ nhận thức, quan niệm, tư duy cơ bản. Nói vắn tắt là sai lầm có tính chất hệ thống, sai lầm thiết kế, không thể khắc phục bằng những biện pháp điều chỉnh chắp vá mà phải xây dựng lại từ gốc. Nói khác, nếu không thay đổi cơ cấu xă hội tự gốc rễ, không có cách ǵ thay đổi hay cải tiến giáo dục được.

Mục đích của giáo dục là đào tạo những thanh thiếu niên để trở nên công dân tốt, có nhân cách, có tự do, có khả năng kiến tạo một xă hội tiến bộ và thịnh vượng. Việc này đ̣i hỏi một chính quyền có nhân cách, biết tôn trọng tự do, dân chủ và công bằng xă hội. Một xă hội áp chế, một học đường áp chế, không thể đào tạo ra những con người tự do và có nhân cách. Xă hội đ̣i hỏi ở lớp người lớn, nhất là người thầy, tấm gương trong sáng, lời nói phải luôn luôn đi đôi với việc làm. Một xă hội mà người lớn phải sống ” mánh mung”, “hai mặt” làm sao có được lớp người trẻ “trong sáng”. Thêm vào đó, xă hội cần một cơ cấu pháp luật nghiêm minh và trong sạch để cầm cương nẩy mực, giữ cho xă hội có kỷ cương, mà kỷ cương trước hết là trong lănh vực giáo dục và học đường.

Nếu có can đảm cắt bỏ tổ chức chi bộ Đảng và các tổ chức gọi là chính trị-xă hội trong hệ thống học đường sẽ giảm cho ngân sách giáo dục từ 7% đến 10%, đàng khác giúp vào việc “cởi trói” giáo dục.

3. Người ta thường đề cập tới việc “đổi mới tư duy” sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới và thời đại mới. Hoàn cảnh mới thiết nghĩ là tự do, tiến bộ, công bằng, dân chủ và đa nguyên. Thời đại mới là thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, và sự bùng nổ của tin học. Như vậy, cần cải tổ “toàn bộ hệ thống giáo dục”, dám vứt bỏ những ǵ là giáo điều, tŕ trệ để xây dựng “con người mới” – con người có nhân cách, có tự do – cho Việt Nam.

Trong những năm qua, có nhiều cá nhân và nhiều nhóm rất ưu tư về t́nh trạng giáo dục, đă bỏ nhiều công sức vào việc nghiên cứu cải tổ giáo dục, như nhóm Nghiên cứu Cải cách Giáo dục, của giáo sư Hoàng Tụy ở Hà Nội. Người ta cho rằng, những cố gắng đó rất đáng trân trọng, nhưng không có cách nào giải quyết được vấn đề tự gốc rễ. Lư do nằm ở b́nh diện sâu hơn: chính ư thức hệ, mô h́nh chính trị và nhân sinh quan đă dẫn đưa đến t́nh trạng khủng hoảng ngày nay.

Có người nghĩ rằng việc Nhà nước tự phê b́nh về nền giáo dục trên diễn đàn Quốc hội như đă nói tới ở trên và cho phép báo chí phê b́nh về khủng hoảng giáo dục như hiện nay, phải chăng là chuẩn bị cho một thay đổi về giáo dục trong những ngày sắp tới, hay chỉ là một cách x́ hơi để thoa dịu nỗi bất măn của quần chúng rồi đâu vẫn vào đấy?

Làm công việc khảo sát này, v́ phải đối diện với hoàn cảnh thực tế phũ phàng, chúng tôi phải đề cập đến hàng ngũ giáo chức một cách thẳng thắn. Trong thâm tâm chúng tôi vẫn hằng trân trọng sự hy sinh, trăn trở của nhiều nhà giáo dục rất đáng kính, đă hiến dâng cả cuộc đời cho giáo dục, vẫn hằng ưu tư cho tuổi trẻ và tiền đồ dân tộc.

Chúng tôi thật đau ḷng khi nghĩ tới đại đa số những gia đ́nh nghèo, nhất là ở nông thôn, đang sống trong nền giáo dụcđịnh hướng xă hội chủ nghĩa, lại không đủ tiền để đóng học phí trường công do nhà trường đặt ra quá nhiều khoản thu, gây bức xúc trong xă hội, để con em có cơ hội đồng đều như học sinh ở các nước tư bản.

Giải pháp cho nan đề giáo dục Việt Nam trong tương lai, phải trông chờ vào một tương lai sáng sủa khác và hiện nay mọi người phải nỗ lực chuẩn bị một cách thận trọng cho tương lai đó khi hoàn cảnh cho phép.

Tài Liệu Tham Khảo :

– Đại Học Quốc Gia Hà Nội Web, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
– Giáo Dục và Thời Đại Web, Cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạ
– Hướng Về Giáo Dục, Trang Web chính thức của Nhóm Nghiên Cứu Cải Cách Giáo Dục, Hà Nội
– Talawas Forum Web, Tổng Biên Tập : Phạm Thị Hoài
– Thanh Niên Online, Diễn Đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, 248 Cống Quỳnh, Quận 1, Saigon
– Tuổi Trẻ Online, Cơ Quan của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, 60A Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Saigon
– Việt Nam Net, (VNN.VN) Công ty phần mềm và truyền thông VASC. Cơ quan chủ quản : Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
– Việt Nam News Network (VNN), 15568 Brookhurst St., # 247, Westminster, CA 92683, USA
– Vụ Đại Học Web
– BBC
– RFA
– RFI
– VOA

[1] Tổ chức Đảng c̣n được nói tới trong các Điều 18, 19, 29e, 36.4
[2] Theo bản văn năm 1994 viết rơ hơn: “Chi bộ Đảng trường học lăng đạo nhà trường theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.” Ngoài ra, tổ chức Đảng c̣n được đề cập tới trong các Điều 21.1, 22.1, 32e, 39.4
[3] Ghi chu’: trong bài này chúng tôi dùng kư hiệu đo lường Anh-Mỹ, do đó kư hiệu chỉ hàng ngàn dùng dấu (,) thí dụ 1,800 trong khi kư hiệu chỉ số lẻ dùng dấu (.) thí dụ 2.3. Theo kư hiệu đo lường Pháp-Việt các số trên được ghi là 1.800 và 2,3
[4] đại trà: theo số lượng lớn – in quantity/ in large quantity
[5] Ghi chú: Tất cả bắt nguồn từ Quyết Định số 494/QĐ-TTg ngày 24.6.2002 của Thủ tường Chính phủ VN phê duyệt đề án gọi là: “Một biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dậy, học tập các bộ môn Khoa học Mac-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng; môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dậy nghề”.
[6&7] Về quyết định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày 23.2.2004, Talawas Forum, 2.3.2004 [8] Trần Ngọc Vượng, “Lư luận phê b́nh văn học”, Talawas Forum, 29.11.2004
[9] TS Lê Ngọc Trà, “Nâng cao chất lưpp5ng đào tạo đại học: Khó hay dễ?” Tuổi Trẻ Online
[10] Vũ Quang Việt, Nhóm Nghiên Cứu Giáo Dục, Hà Nội, 25.11.2004
[11] Kiến Nghị của 23 trí thức trong Nhóm Nghiên Cứu Giáo Dục, Hà Nội, tháng 9 năm 2004
[12] Trả lời cuộc phỏng vấn của Talawas Forum, 2.7.2004
[13] Ghi chú: một số tù nhân ở trại cải tạo Thanh Cẩm có kể lại trên báo ở hải ngoại rằng: khi ông Hoài Thanh đến trại tŕnh bầy về thơ Hồ Chí Minh có phát biểu đại ư: thơ Hồ Chủ Tịch hay v́ là thơ của Hồ Chủ Tịch (!)
[14] Trả lời cuộc phỏng vấn của Ta;awas, 2.7.2004
[15] Hà Thư Sinh, “Tôn trọng sự thật”, Talawas Forum, 6.1.2005
[16] Tóm lược 2 bài viết của Nguyễn Thuư Hằng, năm 2003 và 2004, Talawas Forum
[17] PGS Nguyễn Ngọc Thoa, “Sinh viên y khoa nếu vẫn c̣n học “vẹt”.Tuổi Trẻ 28.11.2004
[18] Vũ Quang Việt, “So sánh chương tŕnh giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam”, 27.10. 2004
[19] “Góp tiếng nói về thực trạng giáo dục hiện nay”: Tuổi Trẻ 25.9.2004
[20] Trần Mạnh Hảo, “Thư ngỏ gửi ông Bộ Trưởng Bộ GD và ĐT”, 29.8.2002
[21] Nguyễn Thế “Cái danh và cái thực của giáo sư, phó giáo sư Việt Nam”, Talawas Forum, 16.11.2004
[22] Báo Tuổi Trẻ, ngày 6-5-04
[23] Trần An Ḥa, “Việc học ở Việt Nam ngày nay” VNN
[24] Thạc Sỹ Phạm Xuân Phụng, “Trồng người thời đại mới”, Tuổi Trẻ
[25] ViệtNamNet, 22.11.2004
[26] Hồ Ngọc Nhuận, “Vài hàng đóng góp nhỏ với Hội thảo tại UBMTTQVN về Tinh h́nh giáo dục hiện nay”, 21-10-2004
[27] Bao Cấp Tư Duy, VNN, 31.3.2004
[28] Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, Saigon, “Bản phân tích về việc giáo dục: Nguyên do tạo nên t́nh trạng hiện nay”, tháng 11.2004
[29] RFA-Việt Long, Giới trẻ nghĩ ǵ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay? 15.11.2004
[30] Bàn thêm về chất lượng giáo dục, Nhóm Nghiên cứu Cải cách Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam
[31] Trích từ Niệm Phước, Minh Hằng, “Chất lượng giáo dục thấp v́ sao?” Talawas Forum, 1.11.2003
[32] “Giáo dục đại học VN – một vài suy nghĩ”, TTOnline, 16.10.2004,
[33] Cuộc nói chuyện của ông Lê Đăng Doanh với bộ chính trị vào tháng 11 năm 2004. Tài liệu mới được phổ biến.
[34] Trần thị Tâm Đan, Ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội.
[35] Trần thị Tâm Đan , như trên
[36] tin BBC,
[37] Nhật Báo Người Việt, California, 20.3.05

Thực trạng nền giáo dục Việt Nam trong thời gian qua

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?