Thực trạng hệ thống lưu thông, phân phối thuốc của Việt Nam
Hệ thống cung ứng và phân phối thuốc của Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn thực hiện thành công 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam:
– Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Với tính xã hội hóa cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, người dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở bán lẻ thuốc.
– Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả: Bộ Y tế tích cực và cương quyết triển khai Chính sách quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
Hệ thống sản xuất, kiểm tra chất lượng, tồn trữ bảo quản, lưu thông phân phối thuốc không ngừng được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn quốc tế. Việc triển khai áp dụng GDP, GPP từ tháng 01/2007 bước đầu đạt những kết quả, đặc biệt trong việc thay đổi nhận thức của các đối tượng là nhà quản lý, người hành nghề và người bệnh.
Qua thực trạng cho thấy, thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng đạt tiêu chuẩn của WHO về tương đương sinh học và hiệu quả điều trị tốt, nhiều nhóm thuốc và vắc xin của Việt Nam được các nước trong khu vực và thế giới đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và đáp ứng … phần trăm nhu cầu sử dụng thuốc trong nước.
Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành Dược đang có những bước tiến nhất định nhưng ngành Dược Việt Nam vẫn còn được đánh giá là khá non trẻ về “tuổi đời” lẫn kinh nghiệm so với một số nước phát triển trên thế giới, hiện nay cả nước mới có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng về chủng loại và số lượng như các nhóm: thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, thuốc kháng sinh, các nhóm vitamin và các thuốc khác, đăc biệt cả nước có 8 cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế và đã sản xuất được cả 3 loại theo phân loại vắc xin của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó có 4 cơ sở có dây truyền đạt tiêu chuẩn GMP. Năng lực sản xuất thuốc trong nước hiện nay đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phục vụ công tác chữa bệnh. Thuốc sản xuất tại Việt Nam hiện nay cũng đang xuất khẩu sang một số thị trường như Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Singapore… nhưng trên thực tế hiện nay tại các cơ sở điều trị công lập và tư nhân cũng như trên thị trường thuốc sản xuất tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp. Tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt 11,9% , tuyến tỉnh 33,9%, tuyến huyện 61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị.
Mặt khác, người dân nói chung và không ít thầy thuốc nói riêng vẫn còn có quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản xuất tại Việt Nam là tương đương. Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng phí kinh phí cho chữa bệnh rất lớn, vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành đắt hơn nhiều trong khi đó thuốc sản xuất tại Việt Nam thì được sử dụng rất thấp.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành trong lĩnh vực dược cũng còn khá nhiều những bất cập, cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như những vấn đề liên quan đến quản lý giá thuốc, quy định về đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế, đấu thầu quốc gia trong lĩnh vực dược, quy định về tương đương điều trị, tương đương sinh học, nhượng quyền, chuyển giao thương hiệu, thương quyền trong lĩnh vực dược, quyền xuất nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện hoạt động kinh doanh thuốc, quản lý dược liệu và thuốc từ dược liệu, chợ dược liệu, trung tâm phân phối dược phẩm/dược liệu, thử thuốc trên lâm sàng, thanh tra chuyên ngành dược…, chính sách sử dụng thuốc y học cổ truyền, chính sách ưu đãi cho sản xuất tại Việt Nam, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, sự vào cuộc của các cơ quan thông tin đại chúng chưa thực sự mạnh mẽ, góp phần tác động thúc đẩy làm thay đổi chính sách, pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng còn nhiều bất cập, lực lượng mỏng, hệ thống văn bản về XPVPHC còn hạn chế nhất định, đặc biệt còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu, khảo sát đánh giá tổng thể về hệ thống quản lý, phân phối, lưu thông thuốc trong nước…
Từ những bất cập, tồn tại nêu trên cho thấy, rất nhiều nội dung cần được chỉnh sửa, quy định trong hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế nói chung và trong lĩnh vực dược nói riêng vừa để góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cản trở, níu kéo sự phát triển của ngành dược, vừa tạo nên công cụ quản lý hiệu quả, đồng bộ và thúc đẩy ngành dược phát triển mạnh mẽ.
Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với mục tiêu nhằm tiết kiệm chi phí trong khám, chữa bệnh góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển công nghiệp Dược Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần xây dựng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta.
Đề án Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn 2012 – 2020 là cuộc vận động rộng khắp, huy động tổng lực các ngành, các cấp và toàn thể mọi người dân Việt Nam tham gia, hưởng ứng và thay đổi nhận thức, có hành vi thói quen trong việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam trong chữa bệnh là biểu hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Thực trạng hệ thống lưu thông, phân phối thuốc của Việt Nam
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Bài viết về ngành dược này của LVAZ hay đó. Tham khảo cho bài luận văn của tôi được