Mục lục
Tác động của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Thế nào là hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Có thể nói, hoạt động kinh doanh nhập khảu là hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngòai để tái sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu trong nước nhằm mục đích thu lợi.
Như vậy, nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu đó trên thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.
Tác động của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Ta xem xét tác động của hoạt động kinh doanh nhập nhẩu với 3 đối tượng đó là với nền kinh tế quốc dân, với doanh nghiệp và với người tiêu dùng để thấy rõ hơn những tác động tích cực và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Đối với nền kinh tế quốc dân
- Tác động tích cực
Nhập khẩu hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Nhu cầu xã hội hiện nay rất đa dạng vì thế chất lượng, mẫu mã, giá cả, … của các sản phẩm càng đa dạng bao nhiêu càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội bấy nhiêu. Hoạt động nhập khẩu đã là cách tốt nhất hiện nay để tăng mức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng do hàng hóa được nhập về nhiều và trên thị trường hiện nay có đa dạng hơn về chủng loại các mặt hàng.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là nhân tố tác động tích cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nền kinh tế. Tại sao lại có thể nói như vậy là do nhập khẩu tăng sẽ làm cho hàng hóa tự sản xuất trong nước buộc phải cải tiến kỹ thuật, sử dụng mẫu mã hình thức ưu mắt hơn thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại. Đồng thời, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nước cũng sẽ phát triển hơn do những sản phẩm phục vụ cho kinh doanh dịch vụ được cung cấp đầy đủ, tiện nghi và hiện đại hơn.
Hoạt động này còn làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế nhập khẩu. Theo số liệu thống kê, nguồn thu thuế nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Giai đoạn từ 1992 đến 1998, có những năm tỷ lệ đạt 26% tổng thu. Giai đoạn 1999 – 2004, do phải cắt giảm để thực hiện cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, tỷ trọng có giảm đi những vẫn chiếm 15,9%. Nếu tính cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu thì tỷ trọng thu từ hàng hóa nhập khẩu giai đoạn này đạt rất cao (31,1%).
Góp phần tạo việc làm cho một bộ phận người lao động, giảm gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Hiện nay, một bộ phận lớn người lao động đang làm việc trong lịnh vực nhập khẩu và các lĩnh vực liên quan khác như thuế quan, ngân hàng, …
- Tác động tiêu cực
Nếu các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu định hướng không rõ ràng có thể gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu cho nền kinh tế. Khủng hoảng thừa trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán nhiều hơn sức mua của thị trường và hàng hóa nhập về ồ ạt sẽ làm cho hàng hóa không tiêu thụ được do cung lớn hơn cầu. Như trường hợp của Trung Quốc vào năm 2005 đã bị lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa khi mà lượng xe hơi tồn kho của Trung Quốc lên tới 600 nghìn chiếc, điện thoại di động tồn kho hơn 20 triệu chiếc cùng với 900 mặt hàng khác có nguy cơ khủng hoảng thừa. Như vậy, khủng hoảng thừa sẽ làm cho nền kinh tế giảm sút và hiệu quả kinh doanh không được như mong muốn. Bên cạnh đó, tác động của khủng hoảng thiếu cũng mang lại nhiều mặt tiêu cực cho nền kinh tế. Khi mà các nhà kinh doanh nhập khẩu không tính toán đúng nhu cầu của thị trường, hàng hóa nhập về quá ít sẽ làm cho giá cả leo thang rất nhanh do cung không đáp ứng nổi cầu. Một trường hợp điển hình đó là ở Ai Cập thời gian từ đầu tháng 3/2008 đến nay đang có hiện tượng khủng hoảng thiếu bánh mỳ nghiêm trọng. Chính phủ đã phải cho nhập khẩu thêm bộ mỳ và trợ giá các lò bánh giảm bớt tình trạng thường xuyên xảy ra chen lấn, tranh chấp, giành giật nhau để mua được bánh. Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu nếu không đựơc định hướng đúng sẽ rất dễ gây ra khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu làm thiệt hại cho nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp
- Tác động tích cực
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập và đảm bảo được việc làm cho cán bộ công nhân viên. Hàng hóa nhập về và được tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp và với việc tính toán hợp lý giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được sẽ tạo ra mức lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm một khoản dôi dư để trả lương cho cán bộ, tăng lương giúp cho người lao động đảm bảo hơn được chất lượng cuộc sống.
Để đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thì các cán bộ phải thay đổi tư duy theo hướng chuyên môn hóa để đáp ứng được quan hệ quốc tế mới có hiệu quả trong vấn đề kinh doanh nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề tạo chữ tín. Các phòng ban phải tự vận động để nâng cao nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu, tăng thêm sự hiểu biết về luật pháp, thông lệ trong thương mại quốc tế. Chính những yếu tố bắt buộc đó đã làm cho trình độ của các cán bộ được nâng cao.
Cơ sở vật chất cũng phải thay đổi với điều kiện của hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hướng tốt hơn. Để doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu nhất là đối với các mặt hàng dược phẩm, thì buộc các doanh nghiệp phải có các xưởng đạt tiêu chuẩn GMP, các máy tính nối mạng, … Như vậy, để có hoạt động nhập khẩu buộc các doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất hiện đại hơn từ đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất hàng hóa với tiêu chuẩn tốt hơn.
- Tác động tiêu cực
Nếu doanh nghiệp không xác định được nhu cầu, chủng loại, số lượng hàng hóa thì dễ gây thua lỗ. Lúc này hoạt động nhập khẩu nghiễm nhiên trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể do thuốc quá hạn sử dụng, bị tồn kho quá lâu mà không tiêu thụ được hoặc việc nhập những loại nguyên liệu không phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Các doanh nghiệp không nhạy bén với xu thế phát triển của toàn cầu sẽ gây thất thoát về tài chính. Ví dụ trong trường hợp điển hình đó là giá trị hàng hóa đang tăng lên thì doanh nghiệp nhập vào và khi giá hàng hóa đang xuống thì lại không nhập. Hoặc trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, khi đồng ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá là lúc doanh nghiệp không nên nhập khẩu hàng hóa nhưng nếu không nắm được rõ quá trình tăng giảm của tỷ giá thì doanh nghiệp rất dễ bị thất thoát về mặt tài chính ngay ở khâu đầu tiên.
Nếu doanh nghiệp không xác định tốt được nhu cầu của thị trường thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp . Cụ thể là trong trường hợp tháng 11/2007 khi mà thị trường đang rất cần thuốc để … dịch tiêu chảy nhưng đến tận tháng 1/2008 doanh nghiệp mới nhập khẩu hàng về trong khi đó các doanh nghiệp khác đã tung thuốc ra tiêu thụ trên thị trường. Lúc này doanh nghiệp đã nhập khẩu chậm hơn các doanh nghiệp khác và việc nhập khẩu thuốc chậm bỗng nhiên trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi mà lượng thuốc nhập về không còn tiêu thụ được nhiều trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng
- Tác động tích cực
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng theo ý muốn. Họ có thêm nhiều sự lựa chọn, có thể dùng mặt hàng tốt nhất với cùng một giá thành.
Người tiêu dùng được đáp ứng nhu cầu nhanh và cấp thiết. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở lĩnh vưc y tế. Lượng thuốc sản xuất trong nước hiện nay chưa đủ để đáp ứng cho người tiêu dùng. Một con số rõ nhất đấy là hiện nay trong các bệnh viện lượng thuốc ngoại chiếm tới 65% các chỉ định của bác sĩ, nhiều nhất là đối với những bệnh nhân ngoại trú. Như vậy, nếu không có lượng thuốc lớn từ hoạt động nhập khẩu sẽ không thể đáp ứng được ngay nhu cầu của các bệnh nhân đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu.
- Tác động tiêu cực
Có thể người tiêu dùng phải chịu giá cả quá cao nếu đó là hình thức nhập khẩu độc quyền tương đối. Một ví dụ để nói về hiện tượng độc quyền tương đối trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó là: nếu có dịch SAT thì doanh nghiệp nào nhập khẩu về trước thì có thể nâng giá thành lên cao, trong trường hợp này cung < cầu, cung không đáp ứng nổi cho cầu sẽ gây nên việc tăng giá đột ngột. Người tiêu dùng khi đó sẽ phải bỏ ra lượng tiền lớn hơn so với giá trị thực tế họ phải bỏ ra để nhận được các lợi ích mà họ cần.
Tác động của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT