Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài của các MNCs đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nước tiếp nhận đầu tư

Khái niệm về dịch vụ

Mục lục

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài của các MNCs đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nước tiếp nhận đầu tư

a) Tác động tích cực

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Theo đó, FDI có tác động tích cực tới các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế: bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và phát triển khả năng công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tạo liên kết giữa các ngành…[32 ,tr.206]

Thứ hai, FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đó là do FDI thường tập trung vào những ngành công nghệ cao có sức cạnh tranh như công nghiệp hay thông tin, chính vì vậy sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, FDI cũng sẽ góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, con có năng suất chất lượng cao, tạo ra một số phương thức mới có hiệu quả cao.

Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp giải quyết vấn đề lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động. Khu vực FDI trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho người dân địa phương, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Doanh nghiệp FDI được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận vương lên về năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế các chuyên gia nước ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động, cập nhật kỹ năng cho bên cung ứng và bên mua hàng. [32, tr.224]

Thứ tư, FDI là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Thông thường, khu vực FDI sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng với công nghệ tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập trong khu vực. Chính vì vậy, thông qua hoạt động đầu tư và qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến cho quốc gia tiếp nhận đầu tư, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Cùng với đó, dưới tác động lan tỏa công nghệ của khu vực FDI được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, từ đó các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ, làm chủ các công nghệ tiên tiến.

Thứ năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Sản phẩm của nền kinh tế trở nên đa dạng hơn về chủng loại với chất lượng được nâng cao nhờ công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại. Các doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao hơn, đứng từ hai góc độ: các chi nhánh của các MNCs và chính bản thân các doanh nghiệp nội địa. Từ đó, vị thế và năng lực cạnh tranh quốc gia cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường cạnh tranh. Các MNCs hầu hết đều có năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại. Thông qua quá trình tiếp nhận đầu tư, nước tiếp nhận có thể từng bước học hỏi, nắm bắt những yếu tố này. Trong quá trình đầu tư của mình, các MNCs luôn đòi hỏi có một môi trường kinh doanh hiện đại, giàu tính cạnh tranh. Điều này buộc Chính phủ các nước cần tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế một cách phù hợp vào thực tế đất nước, góp phần đẩy mạnh thu hút FDI.

Thứ bảy, các doanh nghiệp FDI – chi nhánh của các MNCs là chủ thể quan trọng, trực tiếp thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia. Các MNCs với mạng lưới chi nhánh trên nhiều quốc gia, thậm chí toàn cầu có tác động mạnh tới xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế. Các hoạt động chuyển giao, liên kết, đầu tư… của MNCs cũng thúc đẩy mỗi quốc gia phải thực hiện các điều chỉnh về chính sách, pháp luật cho phù hợp để vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế vừa kiểm soát được hoạt động của các chi nhánh MNCs.

b) Tác động tiêu cực

Một là, các doanh nghiệp FDI – chi nhánh của các MNCs có thể thực hiện việc khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Do mục tiêu lợi nhuận, các nhà đầu tư nước ngoài thường khai thác không có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiếu chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt trong trường hợp quốc gia tiếp nhận đầu tư thiếu một hệ thống luật pháp và giám sát hiệu quả.

Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể làm mất cân đối ngành, vùng kinh tế. Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các MNCs, điều này có thể mâu thuẫn với việc hoạch định chính sách kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Khi thực hiện dự án FDI, các MNCs thường quan tâm tập trung vào những ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao, những khu vực có điều kiện thuận lợi. Trong khi đó, Chính phủ các quốc gia cần quan tâm đảm bảo mục tiêu cân đối của cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các vùng có thế mạnh song đồng thời làm giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng kinh tế. Vì vậy, có thể Chính phủ sẽ không đạt được mục tiêu đề ra trong thu hút FDI.

Ba là, nếu việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý không được thực hiện đẩy đủ, hoặc chỉ được chuyển giao những công nghệ lạc hậu, thì yếu tố “đi tắt đón đầu” về công nghệ của những nước bắt đầu muộn sẽ hoàn toàn biến mất. Mặt khác, khi đó nước tiếp nhận đầu tư không chỉ không cải thiện được tình trạng công nghệ mà còn phải chịu những gánh nặng ô nhiễm công nghệ, biến quốc gia thành bãi rác thải công nghệ. [31]

Bốn là, nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư thiếu các giải pháp quản lý hiệu quả, thiếu chế tài giám sát, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển thiếu các đánh giá về tác động kinh tế xã hội và môi trường tổng hợp của các dự án FDI thì hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế kỹ thuật, không tiếp cận được công nghệ cao, gây ô nhiễm môi trường và tạo ra sự thất nghiệp cho các lao động nông nghiệp, nhất là các dự án sử dụng nhiều đất nông nghiệp. Khi đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không được như mong muốn hoặc không tương xứng với các chi phí bỏ ra, đặc biệt là chi phí môi trường.

Năm là, những lợi ích kinh tế do đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại cho nước tiếp nhận đầu tư có thể biến mất hoàn toàn nếu thiếu các biện pháp quản lý hữu hiệu. Xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các MNCs có thể thực hiện nhiều gian lận, hoạt động tài chính nhằm vào các thiếu sót, các kẽ hở về luật pháp để đem lại giá trị tối đa cho toàn tập đoàn.

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài của các MNCs đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nước tiếp nhận đầu tư

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?