Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống

Kinh nghiệm viết tiểu luận ở trường Đại học

Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống

Có nhiều cách hiểu và định nghĩa về Chính phủ điện tử. Nếu đứng từ góc độ lợi ích mà Chính phủ điện tử mang lại thì Chính phủ điện tử được tạo ra để cung cấp truy cập tới các thông tin được tạo ra bởi Chính phủ, nó cũng cung cấp một cơ hội nâng cao hiệu quả và chức năng của Chính phủ và làm cho Chính phủ được minh bạch hơn trước người dân và doanh nghiệp (Turban et al, 2004). Chính phủ điện tử có hai đặc điểm nổi bật đó là: (1) Việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), (2) nó cải thiện hiệu quả hoạt động của Chính phủ giúp người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi trong các giao dịch với Chính phủ tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước.
Theo wikipedia thì Chính phủ điện tử là tên gọi của một Chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được “điện tử hóa”, “ mạng hóa”. Tuy nhiên, Chính phủ điện tử không đơn thuần là máy tính, mạng internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó.

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về Chính phủ điện tử nhưng chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung về Chính phủ điện tử như sau:

–   Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để tự động hoá và triển khai các thủ tục hành chính.

–   Chính phủ điện tử cho phép các công dân có thể truy cập các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử như Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác.

–   Chính phủ điện tử là Chính phủ làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm, người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu.

>>> Xem thêm : Định nghĩa Chính phủ điện tử

Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng Chính phủ điện tử có nhiều điểm khác so với Chính phủ truyền thống. Với Chính phủ truyền thống, quá trình quản lý hành chính trong nội bộ các cơ quan nhà nước diễn ra thủ công, tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Dân chúng không thể liên lạc với Chính phủ ngoài giờ hành chính, không thể ở bất cứ nơi nào ngoài trụ sở của các cơ quan nhà nước. Người dân không thể đăng ký lấy giấy phép kinh doanh, làm khai sinh cho con mình hay đóng thuế trước bạ 24/24 giờ, 7/7 ngày và ở bất cứ đâu.

Chính phủ điện tử có thể khắc phục được những hạn chế này của Chính phủ truyền thống.

Ngoài ra, sự khác biệt chủ yếu giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống là sự khác biệt về tốc độ xử lý giữa các thủ tục hành chính được tự động hóa so với các thủ tục hành chính được xử lý thủ công. Việc tự động hoá thủ tục hành chính của Chính phủ điện tử cho phép xử lý các thủ tục nhanh hơn, gọn hơn, đơn giản hơn rất nhiều. Không những thế, thông tin được cung cấp cho người dân còn đầy đủ, chính xác và dễ dàng hơn, người dân cũng đỡ mất nhiều chi phí để thu thập các thông tin này.

Nói tóm lại, Chính phủ điện tử là một Chính phủ hiện đại hơn nhiều so với Chính phủ truyền thống. Chính phủ điện tử là mục tiêu mà các cơ quan Chính phủ các cấp hướng tới và hoàn thiện.

Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?