So sánh nền giáo dục trong bộ phim “Ba Chàng Ngốc” của Ấn Độ với nền giáo dục của Việt Nam

So sánh nền giáo dục trong bộ phim “Ba Chàng Ngốc” của Ấn Độ với nền giáo dục của Việt Nam

So sánh nền giáo dục trong bộ phim “Ba Chàng Ngốc” của Ấn Độ với nền giáo dục của Việt Nam

So sánh nền giáo dục trong bộ phim “Ba Chàng Ngốc” của Ấn Độ với nền giáo dục của Việt Nam hiện tại có gì giống và khác nhau. Những điều gì mà bạn cảm thấy thích nhất sau khi xem bộ phim đó

Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn” – đó là thông điệp xuyên suốt bộ phim 3 idiots (Ba chàng ngốc), một siêu phẩm của điện ảnh Bollywood (Ấn Độ). Phim được công chiếu rộng rãi trên thế giới và được đông đảo khán giả ủng hộ, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên.

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Five Point Someone – What not to do at IIT! của Chetan Bhagat. Câu chuyện kể về ba người bạn thân cùng học tại Đại học cơ khí hoàng gia (ICE). Rancho là một anh chàng phóng khoáng, thông minh và đôi lúc còn rất liều lĩnh. Farhan đam mê nhiếp ảnh nhưng đã học ngành cơ khí theo nguyện vọng của gia đình. Raju muốn trở thành kĩ sư nhưng anh luôn chịu áp lực phải học để giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo túng. Cá tính của Rancho có ảnh hưởng lớn đến hai người bạn, anh đã giúp họ sống thật với chính mình, vượt qua mọi khó khăn và theo đuổi sự đam mê. Sự cá tính cùng lối sống phóng túng của họ đã động chạm đến phương pháp giáo dục của ngài hiệu trưởng Viru Sahastrabuddhe, khiến ông có ác cảm và không ít lần gây khó dễ trong việc học của ba người. Chớ trêu thay, Rancho lại phải lòng Pia – con gái thầy hiệu trưởng.

Câu chuyển kể về thời sinh viên trẻ trung với những tình tiết hấp dẫn, thú vị; để rồi từ đó gợi mở cho người xem những bài học sâu sắc về triết lý sống – dám sống và động lực biết nắm giữ trong tay số phận của chính mình; và triết lý giáo dục mới – học vì niềm đam mê chứ không phải vì điểm số và thực tế này không chỉ nói riêng cho nền giáo dục Ấn Độ mà qua đó ta cũng có thể nhận thấy một số nét tương đồng ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, bằng góc nhìn hài hước nhưng cũng hết sức hiện thực, bộ phim cho thấy mặt trái của những mong muốn phấn đấu sự nghiệp của nhà trường, phụ huynh đối với con em mình, những hậu quả đáng tiếc của việc giáo dục nhồi nhét, của những ép buộc định hướng nghề nghiệp trái với mong ước của con trẻ mà Việt Nam cũng đang dần đi theo định hướng đó của nước bạn.
Điểm khác biệt lớn nhất của giáo dục phương Tây và giáo dục Việt Nam chính là giúp sinh viên phát triển kỹ năng Critical Thinking – Tư Duy Độc Lập. Trong khi học sinh, sinh viên Việt Nam luôn phải học thuộc lòng và trả bài thì các sinh viên phương Tây nói chung và Ấn Độ nói riêng được khuyến khích để suy nghĩ độc lập, phản biện lại giáo viên, sách vở….ngay từ nhỏ. Và mọi hoạt động trong trường Đại học đều xoay quanh để phát triển kỹ năng này cho sinh viên.

Bởi vì kiến thức sẽ bị lạc hậu rất nhanh. Những điều bạn học trong trường hôm nay, có thể đã lạc hậu ở ngoài kia rồi, người ta đã không còn ứng dụng những cái đó nữa. Cái quan trọng là bạn phải nắm được phương pháp tư duy độc lập để áp dụng trong việc học và cuộc sống của bạn sau này, để không chạy theo người khác, để không bị dư luận và mạng xã hội “định hướng”, vì bạn có suy nghĩ độc lập của riêng mình.

Và vì sản phẩm của nền giáo dục, của nhà trường là những con người nên họ đã “tạo ra những sản phẩm không ra gì”. Bộ phim đã minh họa một cách rất nghệ thuật về những sản phẩm không ra gì này. Ở đó có những con người mà giá trị cuộc sống đối với họ chỉ xoay quanh một thứ duy nhất là đồng tiền. Họ hãnh diện vì có những đôi giày đắt tiền, những chiếc đồng hồ hay ô tô hàng hiệu và coi đó là thước đo của sự thành công. Người xem sẽ cảm thấy mình nở những nụ cười mỉa mai khi xem những tình tiết hài hước liên quan đến vấn đề này. Nghiêm trọng hơn, nếu xem những tình tiết về Joy Lobo, một sinh viên biết đam mê ứng dụng, hay về chính cậu con trai của thầy hiệu trưởng, một người đam mê văn chương, chúng ta có thể thấy những tư tưởng ấu trĩ của nền giáo dục này đã giết chết những con người thực sự. Sự giết người không có bằng chứng! Xót xa, tiếc nuối và ân hận thay cho ông hiệu trưởng “Vi-rút” có lẽ là cảm xúc và tâm trạng của người xem khi thấy những khung hình về hai nhân vật đã phải “hy sinh” này.

Nền giáo dục của Ấn Độ được mô tả trong bộ phim là như vậy. Còn quan niệm của xã hội Ấn Độ về sự học thì sao? Bố của Farhan quyết định cậu ấy sẽ là một kỹ sư công nghệ ngay từ phút đầu tiên cậu ấy chào đời. Họ dành tất cả cho Farhan, cái máy lạnh duy nhất cũng lắp trong phòng cậu ấy để cậu ấy học thoải mái. Bố cậu ấy chấp nhận đi xe máy thay vì ô tô cũng vì cậu ấy. “Chúng tôi đầu tư tất cả cho sự nghiệp học hành của Farhan. Hy sinh vì muốn con mình trở thành một kỹ sư cơ khí”. Nhưng sự hy sinh ấy là sự hy sinh không đúng chỗ, vì những quan niệm lệch lạc về giá trị cuộc sống. Ông chỉ sợ rằng năm năm sau khi ra trường, bạn bè của con ông mua ô tô, mua nhà còn con ông thì không làm được như thế nếu như con ông theo nghề nhiếp ảnh thay vì làm một kỹ sư cơ khí. Và ông nghĩ rằng đó là sự thể hiện của thua cuộc và cả thế giới sẽ cười nhạo con ông. Hay như bố của Rancho “thật” cũng cho rằng con trai mình chỉ cần một tấm bằng, không hơn không kém vì xã hội chỉ cần có vậy.

Quan niệm xã hội là như vậy, tư tưởng giáo dục là như vậy. Các sinh viên lớn lên trong môi trường như vậy. Và họ luôn bị ám ảnh bởi những nỗi lo sợ phải học làm sao để có một tấm bằng, thứ quyết định tất cả cuộc đời của họ. “Hầu hết chúng tôi học đại học để lấy bằng. Không bằng cấp, không việc làm tốt, không vợ đẹp, không thẻ tín dụng, không địa vị xã hội”. Họ chấp nhận cuộc đời mình bị “đóng dấu”. Họ học theo cái dấu đã được đóng sẵn ngay tại ngôi nhà họ đã sinh ra và lớn lên, ngay tại nơi có những người yêu thương họ nhất. Họ không dám thay đổi vì phải đáp trả những yêu thương ấy (trường hợp của Farhan) hoặc vì phải kiếm tiền để cải thiện cho cuộc sống nghèo khổ hiện tại của gia đình mình (trường hợp của Raju).

Ba chàng ngốc là một bộ phim có rất nhiều bài học sâu sắc, về ý nghĩa của cuộc sống, của giáo dục, của tình bạn và tình yêu rất truyền cảm hứng. Bộ phim khá dài, nhưng diễn biến nhanh và luôn đan cài giữa các chi tiết hài hước – cảm động nên không có một giây phút nào khiến người xem nhàm chán và thông qua nó người xem có thể tự chiêm nghiệm ra được những bài học bổ ích. Suốt 4 năm học, Rancho đã dạy cho 2 người bạn, ông hiệu trưởng, con gái ông hiệu trưởng, “Kẻ im lặng” và tất cả những người tiếp xúc với anh biết được

1. Thực trạng của hệ thống giáo dục Ấn độ: “Nhà trường là những nhà máy, và học sinh là những con robot, quá nhiều bài tập và bài kiểm tra trên lớp”

2. Ý nghĩa thực sự của giáo dục “Nhà trường phải dạy cho học sinh tri thức chứ không phải tạo ra áp lực điểm số lên đầu học sinh, hãy vứt bỏ những định nghĩa, bài học sáo rỗng trong sách vở, hãy thực tế và áp dụng tri thức vào cuộc sống đời thường”

3. Theo đuổi đam mê “Hãy làm những gì mình thích chứ không phải là những gì mình bị ép buộc, đừng đuổi theo thành công mà hãy để thành công theo đuổi mình. Hãy là người giỏi nhất về chuyên môn của bạn”

4. Ý nghĩa hạnh phúc “Hạnh phúc không được đo đếm bằng tiền, nếu ai đó yêu tiền hơn yêu bạn thì bạn hãy từ bỏ họ đi, đừng do dự”

So sánh nền giáo dục trong bộ phim “Ba Chàng Ngốc” của Ấn Độ với nền giáo dục của Việt Nam

5/5 - (101 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?