Phát triển logistics trong đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

Marketing xuất khẩu

Mục lục

Phát triển logistics trong đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

Logistics được coi là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, bảo đảm việc cung ứng hàng hóa đúng số lượng, đúng thời điểm và với chi phí hựp lý nhất. Bởi vậy, logistics không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn, mà còn có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Trong bôì cảnh năm 2013 là năm tự do hóa hoàn toàn dịch vụ logistics trong khôi ASEAN, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam sẽ phải “xoay xở” ra sao để tồn tại và phát triển?

1. Thực tế phát triển Logistics ở Việt Nam

Logistics ở Việt Nam mặc đù đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng đã có những đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế – xã hội. Các số liệu thống kê cho thây, tổng chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP, trong đó vận tải chiếm khoảng 50 – 60%. Hiện nay, nhiều tập đoàn quốc tế hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ đã và đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ta như: tập đoàn APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics… Đây là những thách thức đang đặt ra đôì với sự phát triển logistics ở Việt Nam.

Thực tế phát triển logistics những năm gần đây ở Việt Nam có thể đánh giá trên các mặt sau: Logistics đã có sự phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế đóng góp ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; Hình thành bước đầu khuôn khổ pháp lý cần thiết để điều chỉnh hoạt động logistics; Kết cấu hạ tầng logistics đã có những bước phát triển nhất định, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển các hoạt động logistics; số lượng các doanh nghiệp logistics tăng nhanh, cả về số lượng và năng lực kinh doanh.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế trong phát triển logistics như: Hệ thống pháp lý về logistics còn nhiều hạn chế, chưa có một cơ chế, chính sách đồng bộ để điều chỉnh hoạt động logistics phát triển; Chưa xây dựng được chiến lược và quy hoạch tổng thể về phát triển logistics;

Kết cấu hạ tầng cho hoạt động logistics còn yếu kém, hạn chế sự phát triển và dẫn đến chi phí logistics ở Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước; Thủ tục hải quan còn nhiều rườm rà, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Nội dung của logistics[/message]

Số liệu điều tra, khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế & Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân về dịch vụ logistics ở Việt Nam năm 2011 cho thấy, trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của dịch vụ logistics, có tới: 72,2% là do thời gian vận tải và kết câu hạ tầng giao thông; 36,9% là do thủ tục hải quan; 33,73% là do thời gian giao nhận hàng hóa và lưu kho. Ngoài ra, các khoản phí không chính thức chiếm 27,7%, hạn chế chính sách chiếm 21,43%; nguồn nhân lực không đáp ứng nhu cầu 19,05%; công nghệ thông tin 12,3%… cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của dịch vụ này.

Quy mô doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, kinh doanh còn manh mún, hoạt động cơ bản tập trung ở thị trường nội địa; nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, chưa được đào tạo bài bản về logistics. Cũng qua điều tra khảo sát cho thấy, có tới 35,25% ý kiến các chuyên gia cho rằng, tính chuyên nghiệp là hạn chế của logistics ở Việt Nam (Biểu đồ 2).

Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhận thức về vị trí, vai trò của logistics ở Việt Nam còn chưa đầy đủ; mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng, nên các doanh nghiệp, các ngành và địa phương chưa quan tâm giải quyết các vấn đề kinh tế, sản xuất, kinh doanh theo quan điểm của logistics; Tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực logistics còn hạn chế; Chưa có các chương trình, kế hoạch đào tạo bài bản, thống nhất về nguồn nhân lực logistics chuyên nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam; Các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức FOB, nên quyền định đoạt về vận tải đều do khách mua hàng nước ngoài chỉ định; Vai trò định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội đối với hoạt động logistics còn hạn chế

2. Tiềm năng và giải pháp phát triển

Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển logistics, như có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực chiến lược Đông Nam Á, với vị trí là “mặt tiền” hướng ra biển Đông, có bờ biến trải dài trên 3.260 km, nhiều cảng biển, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia, là những tiền đề quan trọng để phát triển logistics.

Với vai trò là ngành “dịch vụ cơ sở hạ tầng”, logistics đóng vai trò rất quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưỏng và cơ cấu lại nền kinh tế. Trong thời gian tới, để phát triển ngành logistics, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cả trước mắt và lâu dài:

Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của logistics trong nền kinh tế quốc dân.

Phát triển logistics thành ngành kinh tế quan trọng có nhiều lợi thế cạnh tranh, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, coi logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong phát triển sản xuất hàng hóa và nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng.

Phát triển bền vững, hiệu quả các dịch vụ logistics cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời phải nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, Việt Nam cần sớm xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch ngành logistics đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trước hết, để xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành logistics, cần có một cơ chế thống nhất trong quản lý các hoạt động logistics. Là loại hình dịch vụ tổng hợp, mang tính liên ngành và ứng dụng triệt đế công nghệ thông tin… do đó, cần thành lập một Uy ban Logistics quốc gia với các thành viên từ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông… nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, nhất quán giữa pháp luật và các quy định về logistics.

Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển ngành logistics phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các chương trình hợp tác kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới. Mục tiêu của chiến lược cần dựa trên các dự báo phát triển ngành logistics đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, chiến lược phát triển ngành logistics trong nước phải tính đến lộ trình hội nhập lĩnh vực logistics ở tầm khu vực.

Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến, nhằm hỗ trự cho sự phát triển của logistics, như: hệ thống giao thông vận tải, các nhà ga, hệ thống cảng sông, biển, cảng hàng không, kho hàng bến bãi, cùng các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa container ở các điểm vận tải giao nhận. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống giao thông vận tải trong nưdc để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốic tế, khai thác hiệu quả các tuyến hành lang kinh tế hiện nay.

Ba là, xây dựng đồng bộ các trung tâm logistics nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững theo mô hình logistics xanh (Cảng biển —► Đường sắt —♦ Các trung tâm logistics —> Đường ô tô —> Khách hàng).

Cần đầu tư xây dựng các trung tâm logistics tại các vùng kinh tế trọng điểm để tập trung hàng xuất khẩu và phân phối hàng nhập khẩu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Các trung tâm logistics cần được kết nối bằng hệ thống đường sắt với các cảng biển lớn của Việt Nam. Mở rộng quy mô các cảng sẵn có, xây dựng và phát triển hệ thống cảng container, cảng nội địa ICD (Inland Container Depot), các trung tâm logistics để hỗ trợ hoạt động lưu thông, thông quan hàng hóa, tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển.

Ưng dụng hệ thống logistics thành phố (City Logistics) cho các thành phố lớn ở nước ta, như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nấng, thành phố Hồ Chí Minh… là giải pháp rất cần thiết, góp phần hạn chế ùn tắc, giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường – nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của các thành phô này.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cả “phần cứng” và “phần mềm” cho các hoạt động logistics.

Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống logistics như: đầu tư vô’n phát triển kết câu hạ tầng logistics, hoàn thiện cơ chế, phát triển hệ thống doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics. Nhà nước cần có chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách, vốn viện trự, vốn vay của các chính phủ, tổ chức quốc tế… xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cảng biền lớn, nạo vét luồng lạch, mua sắm các trang thiết bị, cải tạo, xây mới hệ thống kho tàng. Những cảng biển lớn sẽ trở thành trung tâm trung chuyển và phân phối hàng của khu vực.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân và áp dụng rộng rãi các mô hình ppp (Public Private Partnerships) cho các dự án kết cấu hạ tầng nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.

Năm là, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả việc sử dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp logistics.

Hạ tầng công nghệ thông tin là một yếu tốquan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững hoạt động logistics. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho phát triển logistics bao gồm: mạng lưới công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thông internet…

Cần thiết lập hệ thống thông tin giữa các bên liên quan để cổ thể nhanh chóng cập nhật những thông tin về phương tiện vận chuyển cũng như hàng hóa. Đổi mới và đơn giản hóa thủ tục hải quan, tổ chức xếp dỡ và giao hàng, nhanh chóng giải phóng phương tiện vận chuyển, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh và chi phí không chính thức.

Sáu là, giải pháp phát triển hệ thống logistics quốc gia theo hướng bền vững trong mối liên kết các vùng kinh tế trọng điểm và các hành lang kinh tế.

Xu thế hội nhập quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống logistics nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của giao lưu thương mại toàn cầu. Phát triển hệ thống logistics của Việt Nam từ thể chế pháp luật, kết cấu hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp logistics đến doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phải đặt trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế Việt Nam và trong hệ thống dịch vụ khu vực và trên thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn, hiệu quả hơn nhu cầu phát triển thời gian tới.

Phát triển hệ thống logistics nói chung, các dịch vụ logistics nói riêng, gắn với sự phát triển, liên kết các vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế cho phép nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến hành lang kinh tế hiện nay và các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Bảy là, xây dựng và phát triển các loại hình doanh nghiệp logistics có khả năng cạnh tranh.

Doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay với số lượng trên 1.000 doanh nghiệp, nhưng quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh thấp. Vì vậy, giải pháp cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam là liên doanh, liên kết và thiết lập các doanh nghiệp liên doanh. Việc thiết lập các doanh nghiệp liên doanh, liên kết có yếu tố nước ngoài sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp trong nước, như: có các cơ hội học hỏi kinh nghiệm, phương pháp quản lý hệ thống logistics hiện đại, sự hỗ trợ đắc lực về tài chính, công nghệ, cơ sở vật chất, kỹ năng và thêm vào đó là mở rộng các mối quan hệ kinh doanh và tiếp cận thị trường mới.

Tám là, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp trong hoạt động logistics.

Việc đào tạo phải được tiến hành ở cả ba cấp độ, cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ quản lý và người thực hiện nghiệp vụ logistics. Nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là chìa khoá thành công cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam vốn còn đang rất nhỏ lẻ và thiếu nhiều kinh nghiệm.□

Phát triển logistics trong đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?