Mục lục
Phân loại dịch vụ ngân hàng thương mại
Căn cứ theo tính chất dịch vụ thì dịch vụ ngân hàng được phân thành hai loại: Dịch vụ tín dụng NH và dịch vụ phi tín dụng NH.
– Dịch vụ tín dụng ngân hàng [33]:
Quan hệ tín dụng thể hiện sự vay mượn, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm ( tin tưởng) người sử dụng tài sản hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy, phạm trù tín dụng gắn với chuyển nhượng một lượng tài sản có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng tài sản có khả năng hoàn trả đúng hạn.
Ngày nay, khi thừa vốn tạm thời thì ta đầu tư ( cho vay) lấy lãi và khi thiếu hụt tạm thời thì ta đi vay, điều này làm phát sinh quan hệ tín dụng trực tiếp. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp, như người dư thừa và thiếu hụt vốn không gặp nhau về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau, khiến cho tín dụng trực tiếp không thể phát triển được. Để chắp nối nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay trong nền kinh tế, thì cần thiết phải có một người thứ ba đứng ra huy động toàn bộ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, trên cơ sở vốn huy động được cấp tín dụng cho những người có nhu cầu cần vốn tạm thời. Thực hiện chức năng trung gian này chính là các tổ chức tín dụng, mà trong đó chủ yếu là các NHTM. Như vậy ngân hàng thực hiện chức năng “luân chuyển vốn” giữa các chủ thể khác trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, ngân hàng giữ vai trò là người đi vay ( con nợ) và vai trò là người cho vay (chủ nợ). Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.
Từ những phân tích trên có thể định nghĩa: Cấp tín dụng của ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm dịch vụ ngân hàng thương mại[/message]Trong thực tế, chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng hoạt động tín dụng và hoạt động cho vay là một. Thực ra không phải như vậy, theo định nghĩa trên thì hoạt động tín dụng của ngân hàng phong phú và đa dạng hơn nhiều, hay nói cách khác cho vay chỉ một hình thức của tín dụng ngân hàng. Như vậy, nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng. Vì vậy,thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là cho vay.
– Dịch vụ phi tín dụng ngân hàng:
Đó là các dịch vụ gắn liền với việc thu phí do các NHTM thực hiện, thông qua việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân nhằm thu được lợi nhuận, điển hình cho DV này là DV thanh toán, DV bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử, DV kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý…
Căn cứ theo cách thức cung cấp dịch vụ, có thể chia dịch vụ ngân hàng thành 2 loại:
– Dịch vụ ngân hàng bán buôn; Dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
Xuất phát từ cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bán buôn là hình thức mua bán hàng hóa thông qua trung gian – đại lý (có thể có nhiều cấp trung gian, đại lý…)để bán với khối lượng lớn mà không bán nhỏ lẻ, trực tiếp cho người sử dụng. Ngược lại, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp cho người sử dụng, người tiêu dùng.
Các dịch vụ ngân hàng hiện nay bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán, quản lý đầu tư ủy thác…
Do vậy, việc đưa ra một số tiêu chí cụ thể để xác định chính xác đối với các loại hình dịch vụ, những DV nào thuộc bán buôn, những DV nào thuộc bán lẻ là điều rất khó. Tuy nhiên, có thể dựa vào những đặc trưng chung và tiêu biểu, tương tự như bán buôn, bán lẻ các hàng hóa thông thường khác để nhận diện và phân loại. Với cách thức như vậy, có thể nói “dịch vụ ngân hàng bán buôn là cách thức bán thông qua các trung gian tài chính (các NHTM, các quỹ…)hoặc thông qua thị trường tài chính (như thị trường tiền tệ liên NH để cho vay, thanh toán bù trừ…) và đối với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn với những gói DV giá trị lớn”.
Và dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hiểu là “những hình thức bán trực tiếp đến các cá nhân, gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số gói DV nhỏ lẻ đối với các công ty, tổ chức kinh tế lớn”.
Phân loại theo thời gian xuất hiện thì dịch vụ ngân hàng được phân thành hai loại:
– Dịch vụ ngân hàng truyền thống: Khi nói đến DVNH truyền thống, chúng ta thường ngụ ý nói đến hoạt động của các DV đã thực hiện trong nhiều năm trên nền công nghệ cũ, quen thuộc với khách hàng. Có thể kể đến một số DVNHtruyền thống như: DV Tín dụng; DV Thanh toán; DV Kinh doanh ngoại tệ; DV ủy thác…
– Dịch vụ ngân hàng hiện đại: Là hình thức dịch vụ NH mới được đưa vào hoạt động của NH, được ra đời trên nền tảng công nghệ mới, đem lại các tiện ích mới cho khách hàng. Có thể kể đến một số dịch vụ ngân hàng hiện đại như: DV thẻ NH; DV quản lý tiền mặt; DV thanh toán tiền điện tử; DV cho thuê tài chính; dịch vụ ngân hàng tại nhà; DV bảo quản và ký gửi…
Ngày nay, hoạt động NH trên toàn cầu đã có những thay đổi rất lớn. Đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã tác động mạnh đến phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung. Vì vậy cần có sự nhận dạng tương đối đồng nhất về dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng hiện đại để đánh giá về thực trạng, môi trường pháp lý, cơ hội và thách thức…Để có định hướng và giải pháp thích hợp cho việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Phân loại dịch vụ ngân hàng thương mại
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT