Nội dung quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Mục lục

Nội dung quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Với nhà quản trị ngân hàng, mục đích quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng chính là đảm bảo vốn phải được cung cấp đầy đủ theo cơ cấu tối ưu để đảm bảo triển khai được các mô hình kinh doanh hiệu quả nhất, đánh giá được hiệu quả và kết quả của mỗi mảng, mỗi đơn vị kinh doanh, sản phẩm, phòng chống rủi ro và đảm bảo các tỷ lệ về vốn theo yêu cầu của pháp luật. Thực tiễn hoạt động và quản trị vốn chủ sở hữu tại các nước kinh tế phát triển, đặc biệt kinh nghiệm trong triển khai Basel II và Basel III là những định hướng cụ thể để các nước đang phát triển học hỏi và rút kinh nghiệm. Với những khái niệm và công cụ liên quan đến vốn như nêu trên, các nhà quản trị ngân hàng sẽ sử dụng thế nào, theo những quy trình, cách thức thế để quản trị vốn chủ sở hữu phù hợp với mỗi ngân hàng, mỗi quốc gia và theo thông lệ tốt.

Những nguyên tắc cơ bản trong quy trình quản trị vốn chủ sở hữu:

– Các NHTM phải có chiến lược và chính sách rõ ràng minh bạch trong quản trị vốn chủ sở hữu trong tổng thể quản trị tài chính NHTM, bao gồm các chính sách và quy trình tăng vốn, chính sách chi trả cổ tức, chính sách về chi phí vốn;

– Bên cạnh tính toán vốn kinh tế để phát triển kinh doanh ngân hàng, việc tính toán vốn để đảm bảo các quy định pháp luật là tối quan trọng, vì đây cũng là một trong những nội dung trọng yếu ảnh hưởng đến ngân hàng. Các tính toán về vốn và các chỉ số cũng được mô tả trong các công bố thông tin và báo cáo thường niên của các ngân hàng tại các nước phát triển;

– Quản trị vốn chủ sở hữu phải gắn liền với các tính toán khoa học và nghệ thuật, cân nhắc đến tất cả các loại hình rủi ro trong ngân hàng để có được mức độ đáng tin cậy về ảnh hưởng kinh tế của các rủi ro này đến hoạt động của ngân hàng nói chung và đến vốn ngân hàng nói riêng;

– Việc đánh giá hoạt động của toàn ngân hàng, cũng như từng mảng kinh doanh, sản phẩm phải được dựa trên các giá trị mà cả ngân hàng và từng mảng kinh doanh đóng góp lại, có tính đến các yếu tố chi phí khác được tính toán một cách khoa học và hợp lý bên cạnh chi phí về vốn ngân hàng;

– Việc phân bổ hay đầu tư vốn ngân hàng một mặt phản ánh khẩu vị và mức độ chấp nhận rủi ro thông qua việc ấn định mức vốn kinh tế cho mỗi mảng kinh doanh, nhưng mặt khác cũng làm ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và gián tiếp ảnh hưởng đến chiến lược của mỗi ngân hàng. Thêm vào đó c n có yếu tố con người và việc phân bổ hay đầu tư vốn này c n được sử dụng để đánh giá hoạt động của toàn ngân hàng và của mỗi mảng kinh doanh nên việc phân bổ vốn bên cạnh yếu tố khoa học còn có yếu tố nghệ thuật;

– Các ngân hàng cần đưa ra tiêu chí quyết định cấu trúc vốn tối ưu dựa trên tính sẵn có của vốn (khi tăng vốn), chi phí vốn ngân hàng;

– Việc tổ chức, quản trị, vận hành các ên liên quan đến quản trị vốn chủ sở hữu cần được thể chế hóa, cụ thể hóa để vừa nâng cao tính trách nhiệm của mỗi bên liên quan, vừa khuyến khích được tính chủ động của các bên tham gia.

Nhìn chung, quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm các cấu phần chủ yếu được nêu sau đây, điểm cần lưu ý là những cấu phần này được xây dựng nhằm mục đích quản trị vốn chủ sở hữu từ góc nhìn bên trong, nội tại, không chỉ nhằm phục vụ cho việc tuân thủ các quy định về vốn bên ngoài.

1 Chiến lược về vốn và các chỉ tiêu vốn

Chiến lược về vốn và các chỉ tiêu vốn đưa ra và xác định các định nghĩa và triết lý quản trị vốn chủ sở hữu, các chỉ số đo lường và các chỉ tiêu vốn. Trong cấu phần này, quan điểm về vốn chủ sở hữu của một ngân hàng cần đưa ra một cách thẳng thắn và minh bạch gắn kết với một chiến lược về vốn được thông qua bằng các chính sách và quy định nội bộ cụ thể. Một số ngân hàng đưa những chính sách này một cách công khai ra công chúng trong khi các ngân hàng khác có thể chỉ lưu hành nội bộ các văn ản này. Về căn ản, chiến lược về vốn chủ sở hữu của một ngân hàng bao gồm những điểm sau:

– Nhìn nhận của ngân hàng về vốn chủ sở hữu, quan điểm đối với việc tăng giảm vốn và giá trị của cổ đông;

– Mức vốn mục tiêu trong mối tương quan đối với các quy định pháp luật cũng như đánh giá nội bộ về vốn;

– Các chỉ tiêu mục tiêu về vốn bao gồm nhưng không giới hạn trong mức kỳ vọng về lợi nhuận trên vốn, mức an toàn vốn mục tiêu, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt và cách thức ứng xử đối với lợi nhuận giữ lại;

– Các nguyên tắc cơ ản trong phân bổ hay đầu tư vốn chủ sở hữu cho các mảng kinh doanh khác nhau, các giới hạn liên quan.

2 Chẩn đoán và đo lường vốn

Để đánh giá về hiện trạng vốn chủ sở hữu và tác động của các yêu cầu pháp luật hiện hành, cụ thể tại các nước trên thế giới là Basel II, III. Việc chẩn đoán vốn thực chất liên quan đến đánh giá các rủi ro, giá trị rủi ro cũng như quan điểm của mỗi ngân hàng về rủi ro (khẩu vị) và đưa ra những ước lượng chính xác về nhu cầu vốn, so sánh với mức vốn hiện có để đưa ra những quyết định về cấu trúc, số lượng và chất lượng của mỗi loại vốn cũng như cách thức bổ sung vốn (thông qua điều chỉnh chính sách cổ tức, phát hành các công cụ tài chính vốn và nợ dài hạn,…)

Xem thêm: Khái niệm quản trị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

– Theo trụ cột 2 của Basel II, một quy trình về đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng:

– Xét về bản chất, đo lường vốn chính là đo lường về rủi ro ngân hàng, do vậy việc có được những phương pháp và công cụ đo lường rủi ro càng chính xác thì càng xác định vốn rõ ràng và chính xác hơn.

–  Những rủi ro cần đo lường đã được đề cập trong các tài liệu của BCBS – IS, đặc biệt những rủi ro về thị trường, tín dụng, rủi ro hoạt động & kinh doanh cùng những loại rủi ro khác, những rủi ro này tác động trực tiếp đến vốn rủi ro riêng lẻ cũng như tổng hợp vốn rủi ro.

Nhằm hỗ trợ nhà quản lý ngân hàng ra các quyết định liên quan đến quản trị và phân bổ vốn, mỗi ngân hàng cần có được một bức tranh tích hợp về rủi ro. Thách thức về việc phát triển các công cụ đo lường định lượng về rủi ro, ví dụ như có được ước lượng tổng hợp về vốn kinh tế, bao trùm nhiều nguồn rủi ro khác nhau trải qua những mảng/đơn vị kinh doanh khác nhau rất lớn nhưng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đo lường vốn.

Ở đây còn một điểm nữa cần quan tâm, cũng là chủ đề của nhiều thảo luận, nghiên cứu là tổng hợp rủi ro và những lợi ích về quy mô của việc đa dạng hóa có thể có được từ việc tham gia kinh doanh trên nhiều mảng dịch vụ tài chính khác nhau rất có liên quan đến nhau từ góc nhìn của cơ quan quản lý cũng như từ ngân hàng. Ở góc độ nào thì việc có được bức tranh tổng hợp về rủi ro và qua đó có được bức tranh chính xác về vốn là vô cùng quan trọng.

3 Giảm lãng phí vốn

Xác định các công cụ để giảm lãng phí vốn mà không phải thay đổi mô hình kinh doanh thông qua những tính toán chính xác về giá trị rủi ro. Ở đây, quay lại vấn đề về tính toán giá vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn tương đương khác. Thực tiễn được phản ảnh trong sự chuyển biến của các quy định của Ủy an asel đó là quy định về vốn câp 1 và cấp 2 khi vốn cấp 2 được sử dụng tương đối phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn tại các nước phát triển thì tại Việt Nam, vốn cấp 1 là chủ yếu (vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, lợi nhuận chưa phân phối của các ngân hàng) theo thống kê của NHNN về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Việc xác định đ n ẩy giảm lãng phí vốn có liên quan trực tiếp đến cấu trúc vốn ngân hàng.

4 Mô hình kinh doanh vốn hiệu quả các mô hình ít tốn kém về vốn

Điều chỉnh các mô hình kinh doanh trong các khối kinh doanh (các mảng kinh doanh hay sản phẩm có hiệu quả, có nghĩa là các mảng kinh doanh, sản phẩm mang hiệu quả cao nhưng chỉ cần ít vốn hơn) để tối ưu hóa các yêu cầu về vốn. Như đã nói ở trên, mô hình kinh doanh của mỗi đơn vị hay lĩnh vực kinh doanh liên quan và tương tác đến việc phân bổ vốn và đều liên quan đến chiến lược của mỗi đơn vị, của toàn ngân hàng. Trong khi ngân hàng tìm kiếm và triển khai các mô hình kinh doanh tiêu tốn ít vốn hơn nhưng điểm cần lưu ý trước hết chính là chiến lược của ngân hàng đó.

Việc phát triển các mô hình kinh doanh khác nhau không chỉ đơn thuần hướng tới các phân khúc khách hàng mà chủ yếu hướng đến các sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ đối với một số ngân hàng với sản phẩm chủ đạo là tín dụng thì khả năng mức tiết kiệm vốn sẽ không ngang bằng với một ngân hàng khác có các dịch vụ đa dạng và doanh thu về phí chiếm tỷ trọng cao hơn. Hoặc trong cùng một nhóm sản phẩm, có thể một sản phẩm sẽ tiết kiệm được vốn hơn so với các sản phẩm khác trong nhóm. Việc cân nhắc, lựa chọn một mô hình thích hợp như đã nói ở trên phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược tổng thể của mỗi ngân hàng. Nhưng cũng cần lưu ý không phải các mảng kinh doanh hay các sản phẩm tiết tiết vốn hơn lại có thể được thị trường chấp nhận không giới hạn, do vậy các ngân hàng vẫn phải kinh doanh các mảng có mức vốn cao hơn. Và việc các ngân hàng lựa chọn danh mục theo chiến lược kinh doanh của mình không hoàn toàn tùy thuộc vào tính toán hiệu quả vốn theo mảng kinh doanh.

5 Phân bổ vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Dựa trên các phương pháp luận và quy trình để phân bổ vốn theo hướng tối đa hóa giá trị giữa các mảng kinh doanh mà không gây ảnh hưởng đến chiến lược. Trong thực tiễn, những tranh luận xung quanh việc “phân ổ” hay “đầu tư” vốn cho mỗi mảng kinh doanh vẫn là chủ đề của nhiều nhà nghiên cứu cũng như quản trị. Thông thường các ngân hàng thực hiện việc phân bổ vốn dựa trên giá trị rủi ro của mỗi mảng kinh doanh và đánh giá kết quả kinh doanh của mỗi mảng dựa trên phần vốn được phân bổ cho mảng kinh doanh đó. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng chủ động ấn định mức vốn cho mỗi mảng hay khối kinh doanh, đặc biệt khi những ngân hàng này là những ngân hàng đa năng, hoạt động trong các mảng kinh doanh tương đối tách biệt nhau về tính chất.

Đo lường hiệu quả tổng thể của một ngân hàng xét về vốn bản chất là việc đo lường hiệu quả điều chỉnh theo rủi ro (RAP) chính là việc đo lường khả năng sinh lời kết hợp biên lợi nhuận được ngân hàng có được và vốn rủi ro (Capital at Risk: CaR), hay nói cách khác là xác định thước và cách thức đo đối với lợi nhuận và vốn rủi ro và sau đó kết hợp thành một chỉ tiêu duy nhất. Hai lựa chọn truyền thống thường được sử dụng là Lợi nhuận trên vốn điều chỉnh theo rủi ro (RAROC) và Giá trị kinh tế gia tăng (EV ), trong đó:

RAROC = Lợi nhuận : (chia) Vốn rủi ro

EVA = Lợi nhuận – chi phí vốn chủ sở hữu (x) vốn theo rủi ro.

Trong bài viết của tác giả về vốn kinh tế (EC), một ví dụ đánh giá hiệu quả theo rủi ro đã được phân tích để minh họa cho cách thức đánh giá hiệu quả vốn.

Trong tính toán hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, những phương pháp xác định lợi nhuận cũng như vốn rủi ro (đa dạng hóa và không đa dạng hóa) cần được tính toán rõ ràng, chính xác nhằm phản ảnh đúng ản chất của các chỉ số/số đo này. Đối với NHTM, việc tính toán lợi nhuận có thể tương đối dễ dàng hơn, nhưng đối với mỗi mảng kinh doanh cụ thể (theo phân khúc khách hàng, theo sản phẩm/dịch vụ, theo khu vực địa lý, …) thì việc xác định lợi nhuận là khó khăn hơn nhiều và phụ thuộc vào việc phân bổ chi phí hoạt động và các chi phí khác đối với mỗi mảng kinh doanh đó. Cũng tương tự vậy cách thức xác định vốn rủi ro đối với mỗi mảng kinh doanh đ i hỏi những phương pháp và cách thức đo lường nhằm phản ảnh chính xác những rủi ro nhằm phân bổ để cung cấp vốn thích hợp.

Sau khi tính toán được mức vốn kinh tế, việc phân bổ vốn cần phải được thực hiện giữa các danh mục mảng kinh doanh của ngân hàng. Các phương pháp phân bổ vốn được mô tả và phân tích theo nhiều cách thức khác nhau và về nguyên tắc là theo mức độ rủi ro theo quan điểm của ngân hàng. Trong thực tiễn, vốn được phân bổ theo rủi ro của mỗi mảng, đơn vị chịu rủi ro tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh doanh, quan điểm và khẩu vị của mỗi ngân hàng.

6 Tính sẵn có của vốn

Dựa trên tổng hòa các công cụ vốn tối ưu để hỗ trợ chiến lược và mang lại sự linh hoạt trong quản trị vốn chủ sở hữu, đảm bảo vốn đầy đủ không chỉ đáp ứng các yêu cầu pháp luật mà còn sẵn sàng cho phát triển kinh doanh. Việc đánh giá tính sẵn có của vốn và các chi phí vốn tương ứng là một trong những công việc vô cùng quan trọng trong quản trị vốn chủ sở hữu. Tính sẵn có hay sẵn sàng về vốn bao hàm những ý nghĩa về khả năng một ngân hàng có thể sử dụng phần vốn dự phòng sẵn sàng hoặc có thể phát hành tăng vốn cổ phần cho các cổ đông hay những nhà đầu tư mới trên thị trường nhằm bù đắp những thiếu hụt về vốn. Tính sẵn có về vốn không chỉ tác động đến một ngân hàng cụ thể mà c n đến tất cả các ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, cũng tùy thuộc vào khả năng phát hành cổ phần tăng vốn của mỗi ngân hàng vào mỗi thời điểm.

Do đặc thù của mỗi thị trường và khẩu vị của nhà đầu tư, khả năng thành công của mỗi đợt phát hành vốn cũng khác nhau rất nhiều và phụ thuộc một phần vào việc định giá cổ phiếu. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy việc phát hành cổ phần tăng vốn ngoại trừ phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược thì các đợt phát hành vốn cho cổ đông hiện hữu đều có giá cổ phiếu bằng mệnh giá và có ảnh hưởng đến giá trị ngân hàng nếu giá trị sổ sách lớn hơn mệnh giá, không hẳn là phù hợp với những lý thuyết thông thường về quyết định đầu tư.

Khi thảo luận về tính sẵn có của vốn, một trong những vấn đề cần đề cập là cấu trúc vốn tối ưu đối với một ngân hàng vào một giai đoạn cụ thể ứng với những thay đổi hoặc biến động trên thị trường, hay cụ thể hơn cấu trúc vốn và tính sẵn có của vốn phụ thuộc và linh hoạt theo cung cầu trên thị trường vốn và do đó cũng chịu những tác động nhất định về chi phí vốn. Có những phương án linh hoạt cũng như phương án dự phòng tùy thuộc vào nhu cầu và diễn biến của thị trường và đảm bảo tính tối ưu, ao gồm về chi phí vốn.

7. Tổ chức và quản trị vốn

Xác định cơ cấu tổ chức và quản trị thúc đẩy các mô hình quản trị vốn chủ sở hữu hiệu quả, các mô hình phối hợp cho các bộ phận có liên quan đến quản trị tài chính và rủi ro trong ngân hàng. Cấu phần này nêu cụ thể chức năng và nhiệm vụ chi tiết cho các cá nhân, đơn vị liên quan đến quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng, quy định trách nhiệm cũng như cách thức và quy trình liên quan đến vốn, từ việc lập kế hoạch vốn đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Các cấu phần này có thể nằm trong các nhóm công việc lớn bao gồm tính toán giá trị rủi ro, hoạch định & phân bổ vốn, đo lường, đánh giá hoạt động dựa trên điều chỉnh rủi ro.

Những phương diện này vừa đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định pháp lý và hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được hoạt động của các NHTM, mặt khác hỗ trợ các NHTM tối ưu hóa các nguồn vốn khan hiếm của mình, đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu. Như vậy, khả năng đạt mức lợi nhuận kỳ vọng cho các cổ đông ngân hàng và sự đóng góp của các ngân hàng vào phát triển kinh tế xã hội chung được đảm bảo.

Đối chiếu với những quy định của Basel II (dự kiến được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2019)

Những lợi ích chính mà mỗi NHTM có được từ chương trình quản trị vốn chủ sở hữu theo các phương diện này bao gồm:

Cải thiện năng lực trong đánh giá đúng về mức độ an toàn của vốn.

Phân bổ, quản trị vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn và tiết kiệm vốn.

Đo lường hiệu quả hoạt động và quản lý dựa trên giá trị.

Các chương trình quản trị vốn chủ sở hữu thường trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, trình độ của mỗi giai đoạn được thể hiện qua các đặc điểm chính yếu liên quan đến nhận định đo lường các rủi ro vật chất, xây dựng và đánh giá các mục tiêu an toàn vốn, đảm bảo tính toàn vẹn của quy trình, tích hợp các lý luận, kiến thức đo lường vốn vào trong các quy trình. Dựa trên miêu tả các đặc điểm chính yếu này, có thể nhận định rằng gần như tất cả các NHTM tại Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển, cả hệ thống còn phải nỗ lực và sử dụng nhiều nguồn lực để phát triển mạnh hơn nhất là về chất lượng trong các giai đoạn sau.

Nội dung quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?