Những vấn đề chung về giám sát theo luật hiện hành

Nguồn nhân lực

Mục lục

Những vấn đề chung về giám sát theo luật hiện hành

I. Hoạt động giám sát của HĐND

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, đã quy định thẩm quyền giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND khá cụ thể và khi xét thấy cần thiết, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tiến hành giám sát các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.

1. Khái niệm giám sát:

Giám sát là một hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước, mà trong bộ máy Nhà nước chỉ có Quốc hội và HĐND mới có chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật. Chức năng giám sát của HĐND được cụ thể hóa qua các hoạt động giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.

Hoạt động giám sát của HĐND được quy định rõ trong nhiệm vụ quyền hạn của HĐND là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết HĐND; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban HĐND cấp mình; giám sát văn bản QPPL của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp huyện.

2. Phân biệt hoạt động giám sát với hoạt động thanh tra, kiểm tra

– Hoạt động giám sát của HĐND:

Là một chức năng cơ bản của HĐND nên hoạt động giám sát đòi hỏi cao về tính chất thường xuyên, có kế hoạch, không có giám sát đột xuất. Phạm vi rộng, có tính toàn diện, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội – văn hóa, an ninh – quốc phòng…Hướng tới đối tượng giám sát là các cơ quan do HĐND bầu ra và mọi tổ chức, cá nhân tại địa phương. Giám sát tiến hành cả nơi làm tốt và nơi làm chưa tốt để nắm vững tình hình, phục vụ cho quyết sách hoặc điều chỉnh những điểm không phù hợp. Kết quả giám sát không trực tiếp dẫn đến các trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, dân sự), nhưng dẫn đến trách nhiệm chính trị và sự tín nhiệm đối với năng lực của đối tượng bị giám sát.

– Hoạt động thanh tra, kiểm tra

Hoạt động kiểm tra có thể tiến hành theo kế hoạch, chương trình định kỳ hoặc đột xuất, nhưng kiểm tra có tính thường xuyên hơn;
Hoạt động thanh tra chỉ phát sinh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

Quá trình kiểm tra, thanh tra không có tính công khai như giám sát, chỉ tập trung vào một vấn đề hoặc một lĩnh vực nhất định. Hoạt động kiểm tra, thanh tra hướng tới đối tượng bị quản lý trong quan hệ hành chính. Kiểm tra, thanh tra chỉ tập trung tới nơi nào có vấn đề, có đơn thư khiếu nại, có khả năng trở thành vấn đề vi phạm. Kết quả kiểm tra, thanh tra có thể là tiền đề dẫn tới trách nhiệm pháp lý cụ thể về dân sự, hành chính hoặc hình sự đối với đối tượng bị kiểm tra, thanh tra.

Như vây, giám sát khác với kiểm tra vì giám sát là hành vi độc lập từ bên ngoài, còn kiểm tra là hoạt động thường xuyên từ bên trong tổ chức hành pháp.

Giám sát khác với “thanh tra Nhà nước”, “thanh tra chuyên ngành” vì thanh tra là một công cụ của kiểm tra, tức là từ bên trong.
Giám sát khác với kiểm sát, vì kiểm sát mặc dù cũng là hành vi giám sát bên ngoài của một cơ quan độc lập nhưng kiểm sát gắn với thẩm quyền tố tụng.

Những sự khác biệt trên, gợi ý về mối quan hệ làm việc, phối hợp và giảm được sự chồng chéo giữa các hành vi như đã nêu.

3. Chủ thể, đối tượng và các hoạt động giám sát

– Chủ thể giám sát:

Chủ thể giám sát gồm: giám sát của HĐND, của Thường trực HĐND, của các Ban HĐND, của Tổ đại biểu HĐND và giám sát của đại biểu HĐND.

Các chủ thể giám sát chịu trách nhiệm về báo cáo, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình. (K11,Điều 6, Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND)

– Đối tượng giám sát:

Bao gồm Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân nhân cùng cấp.

– Hoạt động giám sát:

Bao gồm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước (Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên) và nghị quyết HĐND cùng cấp.

– Hình thức giám sát:

Tại cuộc họp, gồm xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; các văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; đồng thời xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp…;

Ngoài kỳ họp, gồm lập Đoàn giám sát, khảo sát thực địa, tiến hành phiên điều trần (nghe các bên giải trình, cung cấp thông tin)
Nguyên tắc giám sát là đúng Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền; bảo đảm trình tự, thủ tục theo luật định và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Chịu trách nhiệm về báo cáo, quyết định, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình.

– Điều kiện giám sát có hiệu quả:

Để giám sát của HĐND đạt được hiệu quả, cần phải quan tâm đến các yếu tố cần và đủ khi tiến hành giám sát như sau:

+ Xác định ưu tiên, lựa chọn đúng vấn đề cần giám sát và thời gian tiến hành giám sát cụ thể (Ví dụ không thể tiến hành giám sát tình hình thực hiện nghị quyết HĐND về thu chi ngân sách vào quý I của năm)

+ Xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể, chi tiết; trong đó lưu ý lựa chọn hình thức giám sát thích hợp với từng nội dung.

+ Tập hợp lực lượng giám sát đủ năng lực, trình độ (có thể chuyên gia các Sở, ngành liên quan hỗ trợ nếu thấy cần thiết); có thái độ giám sát thực sự công tâm, trách nhiệm;

+ Tập hợp đủ các thông tin cần thiết; nghiên cứu nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và chủ đề dự kiến tập trung giám sát; thu thập, nghiên cứu, đối sách thông tin về tình hình thực tiễn tại địa phương (từ các nguồn khác nhau);

+ Ra văn bản thông báo kết luận giám sát kịp thời; kết luận giám sát phải đánh giá ưu điểm, chỉ rõ những yếu kém, tồn tại, đề xuất các giải pháp cụ thể yêu cầu đối tượng giám sát thực hiện;

+ Kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thực hiện các kết luận và kiến nghị giám sát.

Những vấn đề chung về giám sát theo luật hiện hành

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?