Mức độ khai thác tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp điện tử

Doanh nghiệp nhà nước

Mức độ khai thác tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp điện tử

Là một ngành sản xuất công nghiệp, việc vấy bẩn môi trường là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là mức độ đến đâu và giải quyết nó thế nào?

Theo đánh giá của các chuyên gia trong báo cáo “đánh giá tác động môi trường chiến lược công nghiệp Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp xây dựng cho thấy phần lớn việc gây ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là do khối lượng lớn các loại rác thải rắn. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, thống kê tại các Công ty Điện tử Đống Đa, Orion Hanel, Sumitomo Bakelite, Giảng Võ, Canon Việt Nam, Hà Nội (Hanel), mỗi năm thải ra hơn 7.259 tấn rác. Trong đó có 4,8 tấn huỳnh quang thể, 6 tấn hợp chất chì, 18,1 tấn bo mạch hỏng, mạch in, 23,8 tấn linh kiện, chân linh kiện hỏng và 1.331,8 tấn các kim loại khác.

Những loại chất thải điện tử này hiện do các công ty tự thu gom xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Công ty môi trường đô thị không thể nào thu gom xử lý hết các loại chất thải này, một phần chất thải loại này được luân chuyển bởi những người thu mua phế liệu, gây phát tán các chất độc hại ra môi trường. Nhiều loại rác thải sau khi thu gom được đưa vào các cơ sở tái chế. Tuy nhiên, điều đáng nói là công nghệ tái chế tại các cơ sở này còn quá lạc hậu. Sau khi các kim loại và linh kiện điện tử còn dùng được được bóc tách và đem bán hoặc sửa chữa, phần còn lại chủ yếu được đốt hoặc nghiền rồi pha thêm hóa chất để tạo ra sản phẩm mới, vốn là các sản phẩm đơn giản như chai lọ, túi nylon với số lượng còn hạn chế. Chính vì những lý do trên, các cơ sở tái chế chất thải điện tử nhỏ lẻ tại Việt Nam lại là những nơi góp phần gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Chất thải rắn ngành điện tử không giống như các chất thải thông thường khác, chúng đa phần là các kim loại và hợp chất có khả năng gây rối loạn quá trình trao đổi chất và năng lượng, gây ra những khuyết tật có thể gây ung thư, viêm nhiễm, rối loạn nội tiết. Khi ở trạng thái cô lập, những kim loại hay hợp chất này thường rất bền vững nhưng khi tiếp xúc với không khí hay độ ẩm, ánh sáng…thì xảy ra các phản ứng hoá học khiến chúng dễ hoà tan trong nước và không khí, hơn nữa chúng thường không mùi, không vị làm cho việc phát hiện, đề phòng gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, rác thải ngành công nghiệp điện tử Việt Nam xuất phát từ các nguồn chính: cá nhân và các đơn vị sử dụng sản phẩm điện tử và các nhà máy sản xuất thiết bị. Trong đó việc quản lý nguồn phát sinh chất thải là cá nhân và các đơn vị sử dụng sản phẩm điện tử hiện nay rất khó khăn. Chất thải từ nguồn này hiện nay được đưa lẫn với chất thải sinh hoạt tiêu hủy tại các bãi rác tập trung.

Mức độ khai thác tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp điện tử

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?