Mục lục
Một số tổ chức tài chính trung gian
1. Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống tài chính ngân hàng nói chung là một tổ chức tài chính trung gian đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế, liên quan tới hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 16/06/2010 có hiệu lực thực thi từ 01/01/2011 thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” (mục 2 Điều 4) và “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản“ (mục 12 Điều 4) [102].
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, tuy nhiên có thể nhận thấy các NHTM đều có chung một tính chất là nhận tiền ký thác để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng không ngừng tăng cường mở rộng các danh mục các sản phẩm ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và thu lợi nhuận cao. Về cơ bản có thể xắp xếp các hoạt động đó vào một trong ba nhóm:
– Hoạt động huy động tiền gửi.
– Hoạt động tín dụng.
– Hoạt động cung cấp các dịch vụ.
* Huy động tiền gửi:
Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó, khi cần vốn cho nhu cầu thanh khoản hay đầu tư cho vay, các Ngân hàng thương mại có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ các công ty khác, các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính. Trong quá trình thu hút nguồn vốn Ngân hàng phải bỏ ra những chi phí giao dịch, chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi Ngân hàng vay và các khoản chi phí khác có liên quan. Những khoản chi này đòi hỏi Ngân hàng phải sử dụng vốn huy động được hiệu quả để có thể bù đắp các khoản chi phí và đem lại lợi
nhuận cho Ngân hàng.
* Hoạt động tín dụng
– Cho vay
+ Cho vay thương mại: Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã thực hiện chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu, các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình do tính rủi ro cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng. Sau thế chiến thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất tại các nước có nền kinh tế phát triển.
+ Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng quan tâm vào việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là tài trợ trong các ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào bất động sản. Loại hình tín dụng này rủi ro tương đối cao.
– Đầu tư
Hoạt động đầu tư chủ yếu của Ngân hàng trên thị trường tài chính thông qua việc mua bán các chứng khoán: công trái và tín phiếu. Thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra Ngân hàng còn góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp, trong quá trình đó Ngân hàng được chia lợi nhuận từ hoạt động này.
* Hoạt động cung cấp các dịch vụ:
Tận dụng vị thế, uy tín, chuyên môn là một trung gian tài chính có nhiều quan hệ với khách hàng, có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, các ngân hàng ngày nay cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác nhau từ dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, làm đại lý… cho đến việc lập két giữ tiền, của cải, giấy tờ có giá phục vụ cho khách hàng. Các dịch vụ này có thể hoàn toàn độc lập hoặc có thể liên quan hỗ trợ cho các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng (đặc biệt là hoạt động thanh toán) nhưng chúng đều đem lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí dịch vụ. Đối với hầu hết các ngân hàng, thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập.
2. Công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán, là một bộ phận của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán không giống như thị trường hàng hoá thông thường vì hàng hoá trên thị trường chứng khoán là các loại chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán cho thấy thị trường chứng khoán phát triển luôn dẫn tới sự ra đời của nhiều công ty chứng khoán và những nhà môi giới chuyên nghiệp.
Công ty chứng khoán là một trong những tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép cho công ty chứng khoán hoạt động trên lĩnh vực chứng khoán có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Như vậy, công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Theo quyết định 04/1998/QĐ-UBCK của UBCKNN Việt Nam “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại
Việt Nam, và được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán” [102].
Công ty chứng khoán cung cấp một số nghiệp vụ cơ bản như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán, và một số nghiệp vụ hỗ trợ khác.
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán:
Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán;
Công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường.
Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư;
Hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành;
Nghiệp vụ trong đó bảo lãnh giúp cho tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Và tổ chức phát hành sẽ được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành.
Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán;
Dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp như chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán.
Một số nghiệp vụ hỗ trợ khác;
Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu trên, công ty chứng khoán còn có các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư và giúp các nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác như nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, nghiệp vụ bán khống, nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay bảo chứng, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, và một số nghiệp vụ liên quan khác.
3. Công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm là tổ chức có nhiệm vụ thanh toán, chi trả một khoản tiền bồi thường cho những rủi ro, tổn thất xảy ra với đối tượng được bảo hiểm trên cơ sở các khoản đóng góp của người thụ hưởng bảo hiểm đã nộp cho công ty. Công ty bảo hiểm hoạt động với tư cách là người chấp nhận rủi ro. Cơ chế hoạt động của kinh doanh bảo hiểm tạo ra một “sự đóng góp của số đông vào bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những tổn thất đó. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa những người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm – một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền hay khoản dự trữ tài chính. Các mối quan hệ kinh tế nảy sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo hiểm.
Sản phẩm bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt, một lời cam kết đảm bảo cho sự an toàn (an toàn động), hơn nữa nó là một loại hàng hoá trên thị trường bảo hiểm thương mại. Tổ chức hoạt động bảo hiểm với tư cách là một đơn vị cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội, tham gia vào quá trình phân phối như là một đơn vị ở một khâu, một công đoạn của hệ thống tài chính quốc gia.
Mặt khác, sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu, đảm bảo an toàn cho các cá nhân, doanh nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Với việc thu phí theo nguyên tắc ứng trước, các tổ chức hoạt động bảo hiểm nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ đối với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi. Và do vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân.
Bảo hiểm do đó không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai trò của một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại lớn.
Bảo hiểm phát huy tác dụng quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Tác dụng chính là tập trung, tích tụ vốn, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên và liên tục. Tác dụng này càng quan trọng khi nó có thể góp phần tích cực vào việc tăng số vốn đầu tư xuất phát từ chính nội bộ của nền kinh tế, huy động và tận dụng một cách triệt để các quỹ tiền tệ nằm rải rác trong dân cư.
Một số tổ chức tài chính trung gian
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT