Lợi nhuận ngân hàng teo tóp vì trích lập dự phòng rủi ro

Lợi nhuận ngân hàng teo tóp vì trích lập dự phòng rủi ro

Chi phí dự phòng rủi ro tăng cao cùng với tăng trưởng tín dụng thấp khiến lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh, có đơn vị chỉ lãi vài tỷ đồng trong nửa đầu năm.

Gần hết nửa tháng 8, mới có vài ngân hàng chính thức công bố báo cáo tài chính quý II. Một số nhà băng quy mô nhỏ có lợi nhuận khả quan như Ngân hàng Tiên Phong (263 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch lợi nhuận cả năm); Ngân hàng Phương Đông lợi nhuận trước thuế 128 tỷ đồng, đạt 73% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm… còn lại phần lớn là có lãi sụt giảm hoặc chưa tới 50% kế hoạch năm.

Lợi nhuận ngân hàng

ACB lũy kế 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt hơn 730 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt trên 945 tỷ đồng. DongA Bank lãi 6 tháng qua chỉ bằng phân nửa cùng kỳ 2013.

Lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết lợi nhuận trước thuế 6 tháng của ngân hàng đạt 2.418 tỷ đồng, bằng 41% kế hoạch năm. Trong khi đó, lãnh đạo Eximbank không tiết lộ con số cụ thể nhưng thông tin là khá thấp.

Ngân hàng Quốc Dân là một trong những đơn vị có kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng khá ảm đạm khi lợi nhuận thu về chưa tới 4 tỷ đồng, vỏn vẹn bằng 4% kế hoạch năm (96 tỷ đồng).

Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh cho hay, thống kê hoạt động 6 tháng đầu năm của các ngân hàng có trụ sở trên địa bàn thành phố, đơn vị có mức lợi nhuận cao nhất cũng chỉ đạt 51-52% kế hoạch năm, còn lại đa phần mới thực hiện 25-27% kế hoạch năm, thậm chí thấp hơn.

Nguyên nhân chính có thể đến từ việc trích lập dự phòng rủi ro lớn đã ảnh hưởng nhất định đến tốc độ lợi nhuận của các ngân hàng. Điển hình như ACB, trong quý II/2014, ngân hàng này phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới hơn 354 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ gần 57 tỷ đồng.

Lãnh đạo ACB cho rằng, việc trích lập dự phòng của nhà băng tăng chủ yếu do tình trạng nợ xấu còn cao (3,6%). Đây là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút.

Nhìn nhận vần đề này, một chuyên gia kinh tế là Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phân tích dự phòng đang tăng lên, đồng nghĩa việc bảo đảm an toàn cho ngân hàng đang lớn hơn sức ép lợi nhuận từ cổ đông. Theo ông, quản lý của Nhà nước về dự phòng rủi ro cũng đang chặt chẽ hơn.

Trao đổi với VnExpress.net, Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng cho biết, vấn đề lợi nhuận đang là khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng. “Tổng cầu yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một nhiều khiến ngân hàng không dám cho vay vì sợ gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Nếu trích lập dự phòng đầy đủ thì các ngân hàng khả năng sẽ không có lãi như công bố”, ông thẳng thắn nhận định.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống nửa đầu năm mới đạt một phần tư kế hoạch (mới tăng 3,52% so với mục tiêu 12%). Tại ACB, tăng trưởng tín dụng sau hai quý đạt 3,32%. Một ông lớn khác là Vietinbank có 2 quý kinh doanh cũng không thực sự khởi sắc khi tín dụng thậm chí còn tăng trưởng dưới trung bình ngành (2,8%). Nhiều ngân hàng khác dao động một đến 2%.

Trên thực tế, hiện lợi nhuận của các ngân hàng vẫn chủ yếu đến từ tín dụng (70-80%), nhưng mấy tháng qua, bên cạnh việc tín dụng giẫm chân tại chỗ, các nhà băng còn phải giảm lãi suất rất nhiều để chia sẻ với doanh nghiệp nên biên lợi nhuận thấp.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần chưa công bố kết quả kinh doanh cho hay, margin – chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra – ngày càng co hẹp (dao động 2-4%)  trong khi số lượng khách hàng lại vơi đi, điều này khiến lợi nhuận khó khởi sắc. Bởi dù sao, với một ngân hàng truyền thống, lãi từ cho vay vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn.

Vị này dự đoán, với đà tăng trưởng tín dụng chậm chạp hiện nay, ngân hàng chắc chắn khó đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra đầu năm. Bởi theo ông, hạn mức tăng dư nợ 12% năm nay,  trong khi 6 tháng qua, ngân hàng chỉ mới sử dụng hết 3%.

Cùng quan điểm, ông Lê Trung Thành – Phó chủ nhiệm thường trực khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhìn nhận, với xu hướng và cách thức hiện nay, ông e tín dụng khó đạt mục tiêu 12%. Do vậy, lợi nhuận của các ngân hàng năm nay cũng khó về đến đích.

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?