Kinh nghiệm phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Trung Quốc

chi ngân sách nhà nước

Kinh nghiệm phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Trung Quốc

Thị trường mua bán nợ, tài sản xấu của Trung Quốc có thể được chia ra thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Ở thị trường sơ cấp, các công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) mua bán nợ tiến hành mua lại nợ xấu của các ngân hàng sau đó tiến hành xử lý, một phần được xử lý trực tiếp, một phần được bán lại trên thị trường thứ cấp, ở đó có sự tham gia của các thành phần chủ yếu là các DNNN, doanh nghiệp ngoài nhà nước, tổ chức đầu tư nước ngoài, các tổ chức trung gian khác [53].

– Thị trường sơ cấp

Trong thị trường sơ cấp, đối tượng giao dịch của các ngân hàng thương mại chỉ có 4 AMC Nhà nước, chiếm vị trí độc quyền. Đến cuối năm 2008, đa phần các ngân hàng thương mại quốc doanh của Trung Quốc đã hoàn thành quá trình xử lý nợ xấu, đồng thời thực hiện niêm yết lên sàn giao dịch.

Tuy nhiên, thực tế là các AMC trên thị trường sơ cấp sẽ ngày càng ít tham gia vào việc mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng, 4 AMC lớn của Trung Quốc đều đang trong giai đoạn chuyển đổi, việc mua tài sản xấu không còn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, “tối đa hóa lợi nhuận” mới là mục tiêu mà các công ty này đang phải đối mặt.

– Thị trường thứ cấp

Nợ xấu chưa được xử lý sẽ được các AMC bán lại trên thị trường thứ cấp. Trên thị trường mua bán nợ Trung Quốc có một số nhà đầu tư năng động, những nhà đầu tư này không chỉ mua lại tài sản xấu mà còn thông qua phân tách, chỉnh lý sau đó bán lại trên thị trường tài sản. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ thứ cấp ở Trung Quốc hiện nay chủ yếu là một số DNNN, doanh nghiệp ngoài nhà nước, các tổ thức đầu tư nước ngoài và các Quỹ đầu tư.

Trên thị trường mua bán nợ thứ cấp, DNNN chiếm trên 40% tổng lượng giao dịch, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ từ 20%-30%, quy mô đầu tư của các tổ chức nước ngoài chiếm khoảng 10% – 20%, các quỹ đầu tư chiếm khoảng 20% tổng quy mô thị trường thứ cấp. Trên thực tế, cùng với đặc điểm công việc xử lý tài sản xấu của 4 AMC lớn ngày càng tiếp cận đến giai đoạn cuối, những tài sản xấu còn lại thông thường sẽ ngày càng khó xử lý, lợi nhuận cũng tương đối thấp hơn. Với tình trạng này, sẽ tạo điều kiện phát triển mới cho thị trường mua bán tài sản xấu thứ cấp, sự xuất hiện của các hình thức phân tách, chia nhỏ tài sản sẽ tạo điều kiện cho các thành phần không có tiềm lực tài chính bằng các DNNN tham gia thị trường. Ngoài ra, mức độ mở cửa và các dịch vụ toàn diện của thị trường đã đáp ứng được nhu cầu của một lượng lớn các doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư vào tài sản xấu, cung cấp những điều kiện có lợi cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong việc nâng cao năng lực xử lý những tài sản xấu có mức độ rủi ro cao, có tác dụng rõ ràng trong cả việc nâng cao tỉ lệ thu hồi và giá trị gia tăng thu được trong quá trình xử lý nợ xấu.

Kinh nghiệm phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Trung Quốc

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?