Kinh nghiệm phát triển ngành điện tử của Malaysia

ngành nông nghiệp

Mục lục

Kinh nghiệm phát triển ngành điện tử của Malaysia

Malaysia bắt đầu xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành CNĐT những năm 60 thế kỷ XX, tạo nền tảng phát triển nền công nghiệp hàng đầu khu vực. Vì vậy, CNĐT đã chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Malaysia. Đến tháng 08 năm 2005 ngành CNĐT Malaysia đã sử dụng tới 3,5% tổng số nhân công trong cả nước, và chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này [16]. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử giai đoạn 1986-1995 đã đặt ra mục tiêu phát triển cả điện tử dân dụng và điện tử chuyên dụng, định hướng xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm và chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm. Trên cơ sở thực hiện thành công Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp ngành điện tử lần thứ nhất cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai, Malaysia đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử lần thứ hai (giai đoạn 1995-2005) theo hướng triển khai năng lực thiết kế sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, đóng gói, marketing mà không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Bản Quy hoạch này còn chỉ ra việc phải tích hợp đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chuỗi giá trị nhằm mục tiêu liên kết ngành hàng, tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Cả hai bản quy hoạch đều nhấn mạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển CNĐT.

Trong giai đoạn đầu các công ty đa quốc gia đầu tư vào Malaysia chỉ với mục đích tận dụng chi phí sản xuất thấp nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư, nguồn nhân lực rẻ và cơ sở hạ tầng tốt. Sau đó trong suốt 3 thập kỷ nhờ một thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi cũng như khả năng giao tiếp tiếng Anh đã thu hút rất thành công nhiều khoản đầu tư nước ngoài, biến Malaysia thành một trung tâm sản xuất sản phẩm điện tử.

Ngành điện tử của Malaysia chủ yếu tập trung vào việc sản xuất các loại thiết bị điện tử chuyên dụng, các loại phụ tùng linh kiện công nghệ cao như dụng cụ bán dẫn (IC, transitor, cảm biến…), mạch in nhiều lớp, linh kiện cơ điện tử, linh kiện máy tính…. Hiện nay, có hơn 900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNĐT, tập trung trong 200 khu công nghiệp và 14 khu chế xuất, trong đó phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [16].

Dụng cụ bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử của Malaysia, chiếm khoảng 35-40% tổng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm điện tử. Các dụng cụ bán dẫn sản xuất bao gồm: các loại IC số và tuyến tính, bộ nhớ và vi xử lý, dụng cụ quang điện tử, các mạch lai (hybrid)… Các sản phẩm điện tử chuyên dụng và dân dụng là thiết bị viễn thông, thiết bị truyền phát số, bộ thu tín hiệu vệ tinh, PC và các thiết bị ngoại vi, TV màu, các sản phẩm audio, video.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Chất lượng tăng trưởng kinh tế[/message]

Sản phẩm điện tử của Malaysia chủ yếu để xuất khẩu (chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước), trong đó sản phẩm điện tử chuyên dùng chiếm gần 50%, linh kiện điện tử 40%, sản phẩm điện tử dân dụng chỉ chiếm 10%. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của CNĐT Malaysia là Mỹ (27%), Singapore (19%), EU (7%) còn lại là Nhật và các nước ASEAN khác [16].

Các công ty sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử ở Malaysia phần lớn là của Nhật Bản. Các công ty này hình thành các cụm sản xuất linh kiện hoặc thiết bị điện tử thường phụ thuộc lẫn nhau và có được lợi thế nhờ tập trung và chuyên môn hoá. Đây cũng là một đặc điểm của CNĐT Malaysia, khác với các công ty điện tử Thái Lan thường ít phụ thuộc vào nhau. Ngành CNĐT Malaysia phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công là nhờ vào mối liên hệ, liên kết hợp tác giữa các nhà sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm của Nhật Bản. Cũng do đặc điểm này mà các công ty FDI rất ít liên hệ và hợp tác với các công ty bản địa, do đó sự chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp bản địa rất hạn chế.

Ngay từ giữa những năm 80, Chính phủ Malaysia đã nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu sản phẩm của công nghiệp điện tử và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trương nước trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp điện tử. Vì vậy, Chính phủ Malaysia thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy để đạt được mục tiêu, trong đó tập trung ở một số giải pháp sau;

Tạo nhiều ưu đãi cho các công ty Nhật Bản

Luật đầu tư sửa đổi vào năm 2003 đã tháo gỡ các quy định về hạn chế sự tham gia góp vốn của các công ty nước ngoài trong các ngành công nghiệp. Cơ chế khuyến khích cũng có nhiều cải thiện hơn thông qua các ưu đãi cho các nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu.

Cải cách hành chính, phát triển tính liên tục và nhất quán trong chính sách của chính phủ thông qua việc nâng cao năng lực, ý thức và trách nhiệm của số các quan chức chính phủ để bắt kịp với sự thay đổi đến chóng mặt của công nghệ.

Nhìn chung, chính phủ Malaysia đã có rất nhiều cải cách về khung chính sách, pháp luật, nguồn nhân lực, CNHTvà các cải cách khác để tạo ra môi trường hấp dẫn có tính khuyến khích cao cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ

Mặc dù nỗ lực phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Tổng Công ty Phát triển Công nghiệp vừa và nhỏ (SUMIDEC), song đến cuối năm 2004 Malaysia chỉ có một số ít các công ty trong nước có thể trở thành nhà cung ứng (Suppliers) cho các công ty nước ngoài cũng như xuất khẩu sản phẩm thông qua các nỗ lực marketing độc lập [46]. Chương trình phát triển Vendor (gọi là Vendor Development program) tập trung vào phát triển CNHT ngành điện tử bằng cách hỗ trợ các công ty trong nước bằng nhiều hình thức để hợp tác với các công ty nước ngoài, trong đó điển hình nhất là tập đoàn Matshushita của Nhật Bản. Đây là chính sách quan trọng phục vụ cho mục tiêu đặt ra của Chính phủ Malaysia.

Điểm chốt trong chính sách ở đây là chính phủ Malaysia thực hiện chương trình phát triển Vandor như là chất xúc tác, đồng thời là cơ chế để tạo các liên kết sản xuất quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước với các công ty nước ngoài. Trong chương trình này, các công ty lớn của nước ngoài liên kết với một ngân hàng thương mại và các công ty cung cấp linh kiện phụ tùng. Các công ty nước ngoài này được yêu cầu tạo ra một hoặc hai đối tác là các công ty địa phương hàng năm. Chương trình này tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh để liên kết với các công ty nước ngoài.

Cũng như một số nước khác, phát triển các liên kết, liên doanh là con đường gập gềnh nhưng hiệu quả nhất cho quá trình chuyển giao công nghệ, tiến tới học tập & sáng tạo công nghệ.

Phát triển CNHT là thật sự quan trọng, nó là một nhân tố chính trong việc thúc đẩy tính cạnh tranh và để hạn chế các công ty điện tử Nhật Bản chuyển nhà máy sang nước khác. Bản thân các công ty nước ngoài cũng đang nỗ lực rất lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đối mặt với cạnh tranh toàn cầu, các công ty này không có đủ thời gian và nguồn nhân lực để hỗ trợ trên cơ sở từng doanh nghiệp trong nước. Mặc dù chính phủ Malaysia, chính phủ Nhật và các công ty Nhật đã có hàng loạt những nỗ lực chung để phát triển ngành CNHT, bao gồm cả chương trình phát triển Vendor như đã đề cập ở trên, họ cũng không thành công một phần do ảnh hưởng của chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nội địa.

Vào cuối năm 2003, phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật tại Malaysia (JACTIM) đã có một bản đề xuất mới gửi tới Thủ tướng Mahathir đề cập đến tầm quan trọng của sự phát triển ngành CNHT. Vào tháng 7 năm 2003, Phòng Thương mại đã tổ chức buổi hội nghị chung với sự tham gia của MIDA, SUMIDEC và các quan chức chính phủ cũng như các doanh nghiệp lớn của Nhật. Hội nghị cũng đưa ra kết luận tới chính phủ Malaysia rằng phát triển CNHT là hết sức quan trọng đối với Malaysia nếu muốn tồn tại trong môi trường biến động và cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc và sự thực thi AFTA, và cũng để duy trì sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp khác. Hội nghị này cũng đề xuất một chương trình với mục đích thúc đẩy hơn nữa sự lớn mạnh của CNHT, như là tăng cường trình độ chuyên môn cho công nhân tạo khuôn, chế tạo nhựa, dập… bằng sự hỗ trợ từ hệ thống bảo trợ của SUMIDEC.

Phát triển nguồn nhân lực

Trong quá trình lắp ráp các linh kiện thiết bị điện tử, các doanh nghiệp Malaysia và các công ty Nhật luôn cần và kỳ vọng vào nguồn cung cấp nhân lực chất lượng ổn định. Tuy nhiên, cũng như các nước khác sự thiếu hụt lao động trong ngành công nghiệp được coi là ngành công nghệ cao này đã tạo ra nhiều áp lực cho Malaysia. Về phần mình, các doanh nghiệp trong nước mất đi một phần năng lực cạnh tranh so với các nước. Hơn nữa, Malaysia đứng trước nguy cơ “tụt giảm tính hấp dẫn” trong môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.

Chính sách giải quyết tình thế đã được chính phủ Malaysia thực thi và có hiệu quả cao. Bổ sung cho lực lượng 11 triệu lao động nội địa, Malaysia đã tuyển dụng khoảng 3 triệu lao động nước ngoài theo quan điểm “việc tìm người”, và vấn đề thiếu lao động trong ngành CNĐT đã tạm thời bình ổn. Tuy nhiên, đối với nguồn nhân công có tay nghề cao, các công ty rất khó tìm kiếm ví dụ các kỹ sư chuyên ngành chế biến đúc khuôn. Các công ty Nhật Bản thường ký hợp đồng thuê các kỹ sư tay nghề cao từ một số nước như Ấn Độ và Bangladesh [11].

Song song với các chính sách tình thế, chính sách vĩ mô có tầm nhìn xa cho quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng đã được chính phủ Malaysia xây dựng và từng bước thực hiện. Như một phần của Chương trình Hành lang siêu xa lộ thông tin, trường đại học Truyền thông đa phương tiện được thành lập với hai mục đích cơ bản; đào tạo công nghệ thông tin đa phương tiện và đào tạo các kỹ sư kỹ thuật tay nghề cao cho ngành điện và điện tử.

Bên cạnh đó, Malaysia và Nhật đã thành lập Đại học kỹ thuật quốc tế Nhật Malaysia thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Đầu tư Hải ngoại (JBIC) nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và nguồn nhân lực cho ngành điện và điện tử Malaysia.

Với một lượng lớn các linh kiện nhập từ các nước khác trong khu vực ASEAN và sự thiếu hụt nguồn nhân lực tay nghề kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ Analog ở Nhật khi nền kinh tế chuyển nhanh sang công nghệ số. Các nhà lắp ráp Nhật tại Malaysia, điển hình là Matshushita và Sony đã thúc đẩy năng lực tự thiết kế của các kỹ sư Malaysia cho các thiết bị sử dụng công nghệ Analog như Tivi sử dụng đèn Catod để cạnh tranh với Trung Quốc. Các công ty lớn đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu triển khai với hàng trăm nhân viên địa phương làm cho Malaysia trở thành trung tâm toàn cầu cho việc phát triển công nghệ Analog.

Kinh nghiệm phát triển ngành điện tử của Malaysia

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?