Kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá và sử dụng hiệu quả thời gian lên lớp

Kinh nghiệm giảng dạy

Mục lục

Kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá và sử dụng hiệu quả thời gian lên lớp

Như chúng ta đã biết, giảng dạy và học tập (ở bậc đại học) là nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên khi đến lớp. Tuy nhiên, dạy như thế nào và học như thế nào để đạt được hiệu quả như mong đợi đó lại là một điều đáng để bàn. Một trong những điều làm nên hiệu quả của việc dạy và học đó chính là kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá và sử dụng có hiệu quả thời gian lên lớp.

Bản thân tôi từ khoảng thời gian đầu bước vào nghề đến nay tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm giang dạy như sau:

Vấn đề đầu tiên tôi đề cập đó là “Quá tham lam khi đứng lớp”

Thời gian đầu mới vào nghề do chưa từng được đứng lớp nên tôi chưa biết phân bổ thời gian của một tiết học cho một môn học như thế nào là tối ưu, dạy như thế nào là đủ. Do vậy, lượng kiến thức tôi đưa ra cho sinh viên khá nhiều, gần như những gì viết trong giáo trình tôi đều đề cập đến và tiến hành đem ra giảng dạy mà không hề yêu cầu sinh viên nghiên cứu ở nhà nên với thời lượng một tiết học thường sinh viên sẽ không theo kịp và lượng kiến thức truyền đạt cũng khá nặng… Khi đã dạy quen, cộng với sự chỉ bảo của các thầy cô đi trước tôi chỉ dành cho thời gian lên lớp những phần trọng yếu, những phần dễ hiểu hơn và mang tính chất bổ sung cho bài học tôi cho sinh viên tự đọc và nghiên cứu ở nhà, mọi vấn đề gì thắc mắc liên quan đến quá trình đọc hiểu tài liệu sẽ trả lời ngay tại lớp.

Vấn đề thứ 2 “Thư giãn với môn học”

Do môn học của tôi đảm nhận chủ yếu liên quan đến những con số khô khan nên dễ gây nhàm chán cho sinh viên, vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi thường đặt vấn đề bằng những câu hỏi dí dỏm và yêu cầu sinh viên trả lời. Chẳng hạn như để bắt đầu chương kế toán tiền lương, đầu tiên tôi sẽ đặt câu hỏi rằng:  các anh chị có mặt ở đây giờ này để làm gì nhỉ? Câu trả lời thông thường sẽ là học. Tôi sẽ đặt câu hỏi tiếp theo: thế các anh chị đi học để làm gì? Đa số sinh viên đều sẽ trả lời rằng đi học để sau này đi làm kiếm tiền.  Tôi lại hỏi thế tiền mà các anh chị đi làm kiếm được gọi là gì? Có sinh viên trả lời đó là tiền công, đó là tiền lương. Tôi lại hỏi theo các anh chị tiền lương, tiền công  là gì? Có rất nhiều ý kiến được đưa ra, tôi sẽ cho tranh luận thoải mái , sau đó, tôi sẽ đưa những ý đấy vào vấn đề chính và giới thiệu về môn học. Cứ mỗi phần hoặc mỗi chương tôi sẽ lồng vào những câu hỏi như hỏi một vấn đề bình thường để sinh viên tự phát biểu, tự trao đổi tạo cảm giác thoải mái sau đó dẫn dắt họ vào bài giảng của mình…Đôi khi tôi dành vài tiết cho sinh viên chia nhóm tìm hiểu một vấn đề nào đó ở nhà hoặc ngay trên lớp sau đó cho thảo luận tại chỗ để tránh gây thụ động, nhàm chán vì sinh viên chỉ biết ngồi nghe (nhưng chỉ áp dụng được với những lớp có lượng sinh viên tương đối ít).

Vấn đề thứ ba “ Chuyên cần, bài tập và trao đổi”

 Để sinh viên tích cực lên lớp tôi tiến hành điểm danh trong quá trình học, đầu tiên sẽ là điểm danh hết danh sách, những buổi tiếp theo chỉ một lượng sinh viên nào đó(điểm danh theo xác suất) để tránh mất thời gian. Ngoài lượng bài tập cho về nhà, tôi cũng tạo điều kiện cho sinh viên làm bài tập ngay trên lớp. Trong lúc sinh viên làm bài tập trên lớp tôi thường xuyên quan sát và đi lên xuống theo từng dãy bàn để sẵn sàng hỗ trợ nếu sinh viên cần hỏi. Thông thường đối với sinh viên các lớp chính quy, nếu lớp không quá đông tôi sẽ yêu cầu cán bộ lớp cho tôi biết những sinh viên yếu kém, cá biệt trong lớp, đây là những sinh viên tôi quan tâm đầu tiên và hỗ trợ trong việc học nhiều hơn để tạo cho các sinh viên ấy hứng thú muốn đi học. Thậm chí nếu sinh viên yếu kém đấy yêu cầu tôi sẵn sàng dành riêng cho sinh viên ấy một vài buổi để nói lại  những kiến thức cần nắm cho môn học. Trong quá trình dạy tôi cũng trao đổi với sinh viên rằng nếu có vấn đề gì thắc mắc có thể hỏi trực tiếp, có thể viết giấy để lên bàn hoặc có thể gửi qua email cho tôi…

Vấn đề thứ tư “ Giải quyết vấn đề bằng tài liệu”

Trong quá trình dạy nếu gặp những điều gì thắc mắc, hoặc những vấn đề mới tôi chưa từng gặp qua tôi sẽ trực tiếp trao đổi với các thầy cô có kinh nghiệm hơn trong bộ môn, hoặc các thầy cô trong bộ môn khác (nếu đó là các vấn đề liên quan đến môn tôi đang giảng dạy). Ngoài ra, tôi thường xuyên truy cập vào các website có liên quan đến chuyên môn của mình ví dụ như các trang web của cơ quan bảo hiểm xã hội các tỉnh, các website của tổng cục hoặc các chi cục thuế, website của bộ tài chính, một số website về  kế toán, văn bản pháp luật có tính phí… Nếu trong quá trình dạy, sinh viên có trao đổi với tôi những vấn đề thực tế họ gặp phải cần giúp đỡ, nếu đó là những tình huống bình thường, hoặc là những tình huống tôi đã từng tham khảo qua  tôi sẽ trả lời ngay còn không tôi sẽ hẹn họ vào giờ học tiếp theo sau khi đã nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan, hoặc đã có sự tham khảo ý kiến từ các thầy cô đồng nghiệp.

Trong vấn đề sử dụng có hiệu quả thời gian lên lớp và đánh giá được quá trình học tập của sinh viên tôi có một số trao đổi sau:

Tài liệu giảng dạy và học tập:  Do bộ môn đã có hệ thống bài giảng riêng nên khi dạy cũng như học cả tôi và sinh viên dựa chủ yếu vào bài giảng này. Ngoài ra, trong quá trình dạy tôi cũng giới thiệu cho sinh viên một số sách cần thiết để tham khảo và một số website có thể download tài liệu liên quan miễn phí. Nếu có các thông tư, nghị định, công văn…mới ban hành sinh viên không tự tìm được tôi sẽ hỗ trợ họ bằng cách gửi tài liệu đó qua email của cá nhân, lớp hoặc usb nếu học viên cần.

Phương pháp dạy và học:  Do đã có bài giảng nên tôi thường dặn sinh viên xem trước bài ở nhà, ở các chương tôi chỉ nói về các phần chính còn những phần liên quan sẽ cho tự nghiên cứu. Các phần cho nghiên cứu ở nhà tôi có thể lấy điểm kiểm tra bằng cách cho là bài kiểm tra 5 đến 15 phút tùy nội dung. Các lớp sinh viên chính quy có số lượng ít tôi sẽ kiểm tra bằng cách gọi lên bảng chia bảng ra làm 4 đến 6 phần đọc câu hỏi và yêu cầu ghi lại câu trả lời trên bảng. Cũng có trường hợp sau khi cho kiểm tra bằng giấy xong tôi sẽ yêu cầu các dãy bàn tự chấm chéo bài của nhau sau đó trả bài lại cho sinh viên để xem điểm số tự xem bài của mình tại nhà.

Trên lớp, khi tiến hành sửa bài tập tôi sẽ gọi sinh viên lên bảng. Hai loại đối tượng tôi ưu tiên nhất khi lên bảng đó là thường xuyên vắng học hoặc tập trung vào ngồi ở những dãy bàn cuối cùng. Để tránh trường hợp sinh viên mượn tài liệu của các khóa trước giải bài để ứng phó, đối với những nghiệp vụ hơi đặc biệt nếu sinh viêng giải đúng tôi sẽ yêu cầu giải thích hoặc giảng lại chi tiết cho lớp nghe.

Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, nếu phần nào là phần trọng tâm hoặc ở cuối mỗi chương, mỗi phần tôi thường đặt ra những câu hỏi theo dạng ôn tập rồi dành cho sinh viên khoảng từ 1 đến 3 phút để viết câu trả lời. Sau đó, cho các sinh viên ngồi gần nhau trao đổi câu trả lời và so sánh câu trả lời của họ. Sau đó tôi sẽ chỉ định một số cặp cho biết câu trả lời của họ trước lớp và cho biết sự khác biệt trong câu trả lời của các cặp đã phát biểu hoặc của các cặp dưới lớp(nếu có ý kiến). Cuối cùng chúng ta sẽ làm động tác kết luận trước khi chuyển sang phần hoặc chương mới.

Kết thúc môn học sẽ được đánh giá bằng bài kiểm tra và bài thi, trong đó ngoài điểm số đạt được sinh viên sẽ được cộng thêm điểm chuyên cần và điểm xây dựng bài trên lớp.

Kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá và sử dụng hiệu quả thời gian lên lớp

[posts_carousel heading=”Latest Posts” post_type=”post” order_by=”date” order=”DESC” limit=”10″ meta=”yes” excerpt=”yes” excerpt_char_limit=”64″ exclude_current=”yes” width=”four columns” scroll_by=”4″][/posts_carousel]

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?