Khái quát về kiểm toán và kiểm toán độc lập

kiểm toán độc lập

Mục lục

Khái quát về kiểm toán và kiểm toán độc lập

Có thể nói hoạt động kiểm toán đã hình thành từ thời Ai Cập, La Mã cổ đại. Nguồn gốc từ xa xƣa của kiểm toán (audit) nghĩa là thông tin đƣợc phê chuẩn bằng cách các tài khoản về tài sản đƣợc đọc to lên và đƣợc một bên độc lập phê chuẩn. Trong thời kỳ Trung cổ, hoạt động kiểm toán chủ yếu là thẩm tra độ chính xác của thông tin tài chính đƣợc thực hiện bởi các kiểm toán viên của Nhà nƣớc. Sau này đến thế kỷ 18, các công ty cổ phần ra đời và phát triển cùng với sự hình thành của thị trƣờng chứng khoán. Từ đó xuất hiện nhu cầu của chủ sở hữu cổ phần muốn kiểm tra tài chính nhằm tránh gian lận của ngƣời quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán đƣợc ra đời phục vụ chủ yếu cho mục đích này.

Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động kiểm toán:

Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì “hoạt động kiểm toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính”

Các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán đƣa ra định nghĩa khá bao quát về kiểm  toán như sau: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”

Họat động kiểm toán có nhiều hình thức khác nhau. Nếu phân loại kiểm toán theo chủ thể thực hiện, kiểm toán đƣợc chia thành ba loại hình nhƣ sau:

1. Kiểm toán nhà nƣớc

Là hoạt động kiểm toán do các cơ quan chức năng của nhà nƣớc tiến hành để kiểm tra sự tuân thủ quy định pháp luật về tài chính của đơn vị đƣợc kiểm tra (có sử dụng vốn của Ngân sách nhà nƣớc). Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là: Kiểm toán nhà nƣớc, Thanh tra nhà nƣớc, Thanh tra tài chính chuyên ngành v.v..Ở Việt Nam, Cơ quan Kiểm toán nhà nƣớc là cơ quan kiểm toán cấp cao nhất, trực thuộc Quốc hội. Cơ quan này kiểm tra việc thực hiện ngân sách, quản lý sử dụng tài sản công.

2. Kiểm toán nội bộ

Là việc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu của Ban quản trị hay Ban quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ do nhân viên của đơn vị tự thực hiện kiểm tra, đánh giá về các quy trình quản trị tài chính, quản lý rủi ro trong đơn vị mình. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ thƣờng là sự hiệu quả và hữu hiệu của quy trình quản trị doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro, đánh giá việc thực hiện kế hoach của đơn vị.

3. Kiểm toán độc lập

Là hoạt động kiểm toán đƣợc tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các doanh nghiệp kiểm toán độc lập.

Theo Luật kiểm toán độc lập 2011 thì “Kiểm toán độc lập là việc KTV hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính (BCTC) và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”

Ở Việt Nam hoạt động KTĐL xuất hiện từ đầu những năm 1990, vài năm sau khi nƣớc ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nƣớc ngoài phát triển nhanh chóng kéo theo nhu cầu dịch vụ KTĐL về báo cáo tài chính. Tháng 5/1991 đánh dấu mốc hình thành một công ty KTĐL đầu tiên ở Việt Nam là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO). Sau đó các công ty kiểm toán cũng dần hình thành và phát triển. Vào năm 2011 Luật kiểm toán độc lập ra đời, đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng về mặt pháp lý cho hoạt động KTĐL và chấm dứt một thời kỳ dài thiếu một luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động KTĐL. Hiện nay có khoảng 160 doanh nghiệp kiểm toán với hơn 11 ngàn nhân viên đang hoạt động
trong lĩnh vực KTĐL trên phạm vi toàn quốc.

Các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC, soát xét thông tin theo thỏa thuận, tƣ vấn thuế và các dịch vụ khác có liên quan đến chuyên môn v.v…Trong đó dịch vụ kiểm toán BCTC thƣờng chiếm tỷ trọng doanh thu và nhân sự lớn nhất. Kiểm toán báo cáo tài chính (còn gọi tắt là kiểm toán tài chính) của khách hàng là việc kiểm tra nhằm đƣa ra ý kiến về tính hợp lý và trung thực về BCTC của khách hàng, dựa trên các tiêu chuẩn là chế độ kế toán, chuẩn mực Hiện nay hiểu theo nghĩa thông dụng thì thuật ngữ “kiểm toán” tức là kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng. Do vậy, trong phạm vi bài luận văn này, tác giả cần lƣu ý thuật ngữ “kiểm toán” hay “kiểm toán độc lập” đề cập đến hoạt động kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Đây là dịch vụ mang tính điển hình và quan trọng nhất của các doanh nghiệp KTĐL hiện nay.

Căn cứ theo điều 37 của Luật kiểm toán độc lập 2011, một số loại hình doanh nghiệp có ảnh hƣởng quan trọng đến lợi ích công chúng thì bắt buộc phải kiểm toán BCTC hàng năm, bao gồm: tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp nƣớc ngoài v.v…

Khái quát về kiểm toán và kiểm toán độc lập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?