Khái quát tranh chấp về các biện pháp khắc phục thương mại trước WTO của Việt Nam

nguồn nhân lực

Khái quát tranh chấp về các biện pháp khắc phục thương mại trước WTO của Việt Nam

Khi Việt Nam gia nhập WTO, một loạt các biện pháp cổ điển để bảo vệ hàng hoá trong nước, như hàng rào về thuế quan và phi thuế quan… của các nước đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như của Việt Nam đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài sẽ bị dỡ bỏ hoặc cắt giảm. Tác động rõ ràng là các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp khắc phục thương mại sẽ được tăng cường sử dụng. Vì vậy, sử dụng linh hoạt các biện pháp khắc phục thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa, chống cạnh tranh không lành mạnh, và hiểu biết về các biện pháp khắc phục thương mại ở các thị trường xuất khẩu để tìm cách ứng phó thích hợp là một trong những yêu cầu quan trọng và có tính khả thi đối với Việt Nam hiện nay. Các biện pháp khắc phục thương mại bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đã được nêu ở chương 1.

Về các biện pháp chống bán phá giá, theo lập luận, hàng hoá của một nước nào đó được bán phá giá vào thị trường một nước khác sẽ “bóp méo” cạnh tranh và làm cho hoạt động thương mại không công bằng, vì vậy WTO cho phép các thành viên thực hiện các biện pháp trừng phạt đối thủ đã thực hiện bán phá giá trên thị trường của mình. Các biện pháp có thể áp dụng như hạn ngạch, thuế quan; trong đó biện pháp thường được các nước sử dụng là tăng thuế quan nhập khẩu. Thông thường, hàng hoá nào đã bị xác định là bán phá giá, sẽ bị đánh thuế nhập khẩu sao cho không còn khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, trước kia cá tra, cá basa của Việt Nam bán với giá 1,5 USD/kg (cá cùng loại của doanh nghiệp Mỹ bán với mức 2,3 USD/kg), khi bị phía Mỹ áp dụng mức thuế quan nhập khẩu là 64,88%, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì cá của Việt Nam phải bán với mức giá 2,5 USD/kg, do đó mất khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ [1].

Từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã phải đối phó với khoảng hơn 20 vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam liên quan tới giày dép, dệt may, xe đạp, hàng nông sản và dụng cụ cơ khí… Tuy nhiên, con số này cũng chưa phải là nhiều, bởi mỗi năm trên thế giới xảy ra cả ngàn vụ kiện chống bán phá giá. Trung Quốc là nước phải đối mặt với nhiều vụ kiện bán phá giá nhất – khoảng 400 vụ kiện mỗi năm với hàng hoá xuất khẩu của họ, và con số này không hề có dấu hiệu giảm đi sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Về các biện pháp chống trợ cấp, một tác động khác của việc gia nhập WTO là Việt Nam phải thực hiện các điều khoản loại bỏ trợ cấp, nếu không sẽ bị nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. Các biện pháp chống trợ cấp tương tự như chống bán phá giá, nước nhập khẩu cũng thường sử dụng biện pháp đánh thuế chống trợ cấp, còn gọi là “thuế đối kháng”. Nếu nước nhập khẩu chứng minh là lượng hàng hoá vào thị trường của họ tăng nhanh do được trợ cấp từ nước xuất khẩu, thì họ sẽ áp đặt một mức thuế đủ để làm mất sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, giúp loại bỏ đối thủ cạnh tranh mạnh đối với các nhà sản xuất kinh doanh trong nước. Thuế chống trợ cấp thường tập trung trong một số ngành nhất định: ngành có công nghệ thấp; ngành sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (hàng nông sản, hàng dệt may, sản phẩm của ngành công nghiệp dựa trên lợi thế tự nhiên…); sản phẩm sắt thép. Các sản phẩm phức tạp, có công nghệ cao, mặc dù được trợ cấp khá nhiều, nhưng hầu như không bị đánh thuế chống trợ cấp. Như vậy, do trình độ phát triển của Việt Nam còn thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi, vấn đề chống trợ cấp có thể gây tác động rất lớn tới một bộ phận nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam cũng có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp tại thị trường của mình. Tuy nhiên để chứng minh hàng nhập khẩu đã được hưởng trợ cấp từ chính phủ nước xuất khẩu thì không hề đơn giản, nhất là hiện nay trợ cấp được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Hình thức trợ cấp gián tiếp (trợ cấp “đèn xanh”) không bị áp dụng thuế đối kháng; thuế đối kháng chỉ được áp dụng với hình thức trợ cấp trực tiếp (trợ cấp “đèn đỏ”) hoặc biến tướng của trợ cấp trực tiếp (trợ cấp “đèn vàng”) [3].

Về các biện pháp khác phục thương mại, tự vệ thương mai trong quan hệ thương mại, WTO chấp nhận các nước được áp dụng biện pháp bảo vệ cho một ngành hàng nào đó khi hàng nhập khẩu gia tăng nhanh chóng vào thị trường gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể dẫn tới nguy cơ phá sản cho lĩnh vực sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh (ngành non trẻ hoặc ngành quá già cỗi cần có thời gian đầu tư nâng cấp). Biện pháp này được coi là dễ áp dụng nhất, vì chỉ cần hai yếu tố cơ bản là “tăng nhanh nhập khẩu” và “thiệt hại đối với sản xuất trong nước”. Hai yếu tố này lại có thể chứng minh ngay tại nước nhập khẩu nên số liệu dễ tìm. Tuy nhiên, biện pháp tự vệ không cho phép kéo dài, mà chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định đủ để ngành đó có thêm thời gian nâng cao sức cạnh tranh. Biện pháp tự vệ thường được các nước phát triển áp dụng trong quan hệ thương mại với những nước tương đương về tiềm lực. Cho tới hiện tại, chưa một mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam bị áp dụng hoặc có nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại. Tuy nhiên trong tương lai, khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường và tiềm lực của một số ngành sản xuất của Việt Nam tăng lên, Việt Nam có thể phải đối mặt với một số biện pháp tự vệ như thuế nhập khẩu, phụ thu… đối với một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh.

Khái quát tranh chấp về các biện pháp khắc phục thương mại trước WTO của Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?