Khái niệm về tái cấu trúc tài chính ngân hàng

Khái niệm về tái cấu trúc tài chính ngân hàng

Tái cấu trúc tài chính là cấu trúc lại các yếu tố tài chính để từ đó quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối của doanh nghiệp nhằm đạt một cấu trúc tài chính hợp lý thích ứng cho từng giai đoạn phát triển, gia tăng giá trị doanh nghiệp, đảm bảo việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Tái cấu trúc tài chính ngân hàng được tiến hành trên hai phương diện là giải quyết nợ xấu và tăng vốn tự có của ngân hàng.

Ngoài ra có thể khái quát, tái cấu trúc tài chính ngân hàng là các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống tài chính ngân hàng (mà những khiếm khuyết này có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng trên toàn hệ thống), nhằm mục đích duy trì ổn định và hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng thanh toán và tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Tái cấu trúc tài chính ngân hàng

Tái cấu trúc tài chính ngân hàng được tiến hành trên hai phương diện là giải quyết nợ xấu và tăng vốn tự có của ngân hàng.

  • Giải quyết vấn đề nợ xấu

Khi nợ xấu tăng liên tục một cách có hệ thống, Chính phủ các nước đều nỗ lực hết sức để giảm tỷ lệ này xuống mức an toàn một cách nhanh nhất. Mỗi quốc gia có một cách xử lý khác nhau, trong đó thường gặp nhất là nâng mức yêu cầu về dự phòng rủi ro, siết chặt các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, đi kèm với việc kiểm tra, giám sát sát sao việc thực hiện. Đặc biệt, tại một số nước, Chính phủ cho phép các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao tách biệt hoạt động thành 2 nhóm: nhóm hoạt động tốt (ngân hàng tốt – “good bank”) và nhóm các khoản nợ dưới chuẩn (ngân hàng xấu – “bad bank”). Mục đích của việc làm này là “ngân hàng xấu” sẽ tập trung vào giải quyết các khoản nợ xấu để ban lãnh đạo ngân hàng có điều kiện tập trung phát triển những hoạt động cho vay mới có hiệu quả của “ngân hàng tốt”.

  • Cơ cấu lại vốn tự có của các ngân hàng

Nguồn vốn tự có (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu) của các ngân hàng sau khi trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ và giảm giá tài sản là điều khiến Chính phủ quan tâm vì đây là căn cứ để đưa ra các biện pháp cụ thể như yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo luật định phải sáp nhập hoặc giải thể.

Ở các quốc gia như Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển ở khu vực Châu Á, chính phủ ưu tiên thực hiện biện pháp quốc hữu hóa các ngân hàng bằng cách đầu tư vào cổ phần của các ngân hàng này sau đó bán lại cho tư nhân sau khi ngân hàng đó dần đi vào ổn định. Với vai trò là cổ đông chính sở hữu  phần lớn vốn cổ phần, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng bị quốc hữu hóa thực hiện các chương trình tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn. Một ví dụ điển hình là việc Chính phủ Anh đã mua cổ phiếu của Royal Bank of Scotland và ngân hàng Lloyds năm 2008, khiến cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của Chính phủ tương ứng trong hai ngân hàng này là 67% và 43%. Tại Châu Á, các quốc gia như Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan cũng đã thực hiện biện pháp này, trong đó tiêu biểu là sự kiện Thái Lan đã mua cổ phần của 7 ngân hàng thương mại và 12 công ty tài chính vào năm 1998. Khi đó, Chính phủ Thái Lan đã buộc các ngân hàng thương mại phải hạch toán các khoản dự phòng nợ xấu vào khoản mục chi phí, từ đó làm giảm vốn chủ sở hữu. Điều này là có lợi cho Chính phủ vì khi đó chỉ cần một lượng vốn nhỏ bổ sung vào vốn điều lệ cũng có thể sở hữu phần lớn cổ phần trong các ngân hàng này, từ đó dễ dàng can thiệp để điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng.

Bên cạnh giải pháp quốc hữu hóa các ngân hàng thương mại, Chính phủ các n ước cũng áp dụng biện pháp kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tài trợ tăng vốn cho các ngân hàng gặp khó khăn bằng cách đưa ra các điều kiện có lợi. Hình thức này gọi là vốn đối ứng hay thực chất là đồng tài trợ.

Theo đó, khi nhà đầu tư bỏ vốn tài trợ cho một ngân hàng gặp khó khăn thì Chính phủ cũng cam kết góp vốn vào ngân hàng đó theo một tỷ lệ nhất định dưới vai trò nhà đầu tư thứ hai đồng tài trợ. Điều này không những tạo niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng vực dậy của ngân hàng mà còn làm giảm lượng vốn Chính ph ủ cần bỏ ra để cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng đó.

Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ một số nước cũng tiến hành nâng hạn mức sở hữu nước ngoài lên một mức cao và trong một khoảng thời gian tương đối dài. Tiếp đó, nhằm tránh tình trạng rủi ro gia tăng khi bị các cổ đông nước ngoài chi phối, sau khoảng thời gian đã cam kết ban đầu, các nhà đầu tư nước ngoài phải bán lại cổ phần của mình cho các nhà đầu tư trong nước để giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống một mức hợp lý theo luật định. Mở rộng hạng mức sở hữu nước ngoài là một trong những giải pháp được một số nước như Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil áp dụng thành công.

Năm 1998, Chính phủ Brazil đã nâng hạn mức sở hữu nước ngoài từ 7% (được áp dụng từ năm 1994) lên tới 14% để tăng nguồn tài trợ vốn tự có cho các ngân hàng thương mại trong nước. Một ví dụ khác, Thái Lan cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần chi phối đối với các ngân hàng thương mại tron nước với khoảng thời gian là 10 năm, sau đó phải bán lại cổ phần cho các cổ đông trong nước để giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống hạn mức mà pháp luật quy định.

Khái niệm về tái cấu trúc tài chính ngân hàng

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?