Khái niệm về Cán cân vãng lai

cổ đông nhỏ

Khái niệm về Cán cân vãng lai

Theo điều 4, khoản 7 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 của Việt Nam, cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong một thời gian nhất định. Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai là một bộ phận quan trọng, phản ánh toàn bộ các giao dịch bằng tiền hoặc tài sản giữa người cư trú và người không cứ trú mà không phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai.

Thứ nhất, cán cân vãng lai là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những báo cáo thống kê quan trọng của quốc gia vì nó thể hiện toàn bộ giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, phản ánh tất cả các khoản vay mượn của quốc gia với phần còn lại của thế giới và biến động dự trữ ngoại hối của quốc gia trong kỳ. Theo đó cán cân thanh toán quốc tế được cấu thành từ 5 phần chính: cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính, lỗi và sai sót, cán cân dự trữ. Cán cân vãng lai là cán cân cơ bản, quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế của mọi quốc gia, nó phản ánh các giao dịch vãng lai bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao vãng lai (một chiều).

Thứ hai, trong Cán cân vãng lai, các giao dịch được thực hiện bằng tiền hoặc tài sản. Các cán cân cơ bản trong cán cân thanh toán quốc tế đều có giao dịch thực hiện bằng tiền hoặc tài sản. Khi hạch toán, ghi chép, tùy theo tình hình thực tế mà các quốc gia lựa chọn đồng tiền sử dụng khác nhau. Với các nước có đồng tiền không được tự do chuyển đổi (như Việt Nam) hoặc thường xuyên biến động, thường sử dụng một ngoại tệ tự do chuyển đổi được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế của quốc gia đó (Việt Nam sử dụng đồng đô la Mỹ để ghi chép). Cán cân vãng lai chỉ phản ánh sự thay đổi giá trị do giao dịch tạo ra (có sự chuyển đổi quyền sử dụng, sở hữu tài sản), mà không ghi nhận sự thay đổi giá trị tài sản do biến động về giá cả, tỷ giá hay do tác động của việc phân tổ thống kê.

Thứ ba, giống như các giao dịch được ghi nhận vào cán cân thanh toán quốc tế, giao dịch trong Cán cân vãng lai là giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú. Người cư trú của một quốc gia là tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế chủ yếu được hình thành từ quốc gia đó. Để được xem là người cư trú của một quốc gia, tổ chức, cá nhân phải được hình thành, có địa điểm hoạt động, nơi cư trú, nơi sản xuất, hoặc nơi hoạt động mà tại đó tổ chức, cá nhân này thực hiện hoặc dự định thực hiện các hoạt động và giao dịch kinh tế một cách rõ ràng và lâu dài tại quốc gia đó.  Người cư trú của một quốc gia bao gồm: tổ chức kinh doanh, cá nhân, cơ quan chính phủ có trụ sở kinh doanh hoặc nơi cư trú hợp pháp tại quốc gia đó; cơ quan ngoại giao, quân đội, du khách, công nhân và chuyên gia làm việc ngắn hạn tại nước ngoài. (Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2015, tr52-53).

Thứ tư, các giao dịch trong Cán cân vãng lai không làm phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai. Các giao dịch trong CCVL là các giao dịch bằng tiền và tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản đều được chuyển giao ngay tại thời điểm giao dịch, không có bất kỳ nghĩa vụ nợ trong tương lai nào bị phát sinh. Ngược lại với cán cân vốn và cán cân tài chính, các giao dịch bằng tiền và tài sản nhưng chỉ chuyển giao quyền sử dụng tài sản mà không chuyển giao ngay quyền sở hữu tài sản; sau một thời hạn đầu tư nào đó thì người chuyển giao mới thu hồi dòng tiền này, làm hình thành nghĩa vụ nợ đối với nước nhận tài sản.

Thứ năm, kỳ lập báo cáo CCVL thường là một năm. Thực tế, tùy theo nhu cầu mà báo cáo có thể được thống kê và lập thường xuyên hơn, có thể là hàng quý, hàng tháng. Tuy nhiên, bản báo cáo với số liệu chính thức, được sử dụng rộng rãi, được các nước quy định trong luật, được IMF yêu cầu chính thức thực hiện là bản báo cáo năm.

Cán cân vãng lai bao gồm 4 thành tố: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập (thu nhập sơ cấp), cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (thu nhập thứ cấp). Theo IMF (1993), Cán cân vãng lai bao gồm:

– Cán cân thương mại

+ Xuất khẩu hàng hóa

+ Nhập khẩu hàng hóa

– Cán cân dịch vụ

+ Vận tải

+ Du lịch

+ Các dịch vụ khác

– Cán cân thu nhập

+ Thu nhập từ đầu tư

+ Thu nhập của người lao động

– Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

+ Bao gồm các khoản chuyển giao bằng tiền, hiện vật được cho, tặng, biếu, viện trợ… không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú với người không cư trú và ngược lại.

Khái niệm về Cán cân vãng lai

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Khái niệm về Cán cân vãng lai

  1. Pingback: Khái niệm cán cân thương mại - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?