Khái niệm quản lý đại lý hải quan

xuất nhập khẩu

Khái niệm quản lý đại lý hải quan

Quản lý là một tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội, bất kể hình thái kinh tế – xã hội nào. Nếu không thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sản xuất, không thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố của lao động sản xuất. Quản lý cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ một gia đình, một đơn vị dân cư đến một quốc gia và những hoạt động trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Quản lý chính là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của quốc gia và các tổ chức.

Quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động quản lý. Bên cạnh những cơ hội đó là những thách thức lớn do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên cả thị trường trong và ngoài nước. Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi phải nâng cao trình độ quản lý và hình thành một cơ chế quản lý phù hợp để phát triển một cách hiệu quả và bền vững.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản lý. Tiếp cận theo vai trò quản lý là cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý, thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành. Đó là cách tiếp cận bằng cách quan sát những điều thực tế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thếđi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì. Theo đó có thể hiểu quản lý là tổng thể các hình thức và phương pháp tác động lên một hệ thống quản lý, đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại và hoạt động phù hợp với quy luật có liên quan, nhằm thực hiện những lợi ích của con người. Hay có thể hiểu theo cách khác, quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. [29], [30], [32], [37], [45].

Một cách tổng quát, có thể đưa ra cách tiếp cận về quản lý đại lý hải quan như sau: Quản lý đại lý hải quan là sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước đến đại lý hải quan và hoạt động của đại lý hải quan bằng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý nhất định nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.

Theo quan điểm tiếp cận này, quản lý đại lý hải quan được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước, nếu giới hạn trong phạm vi quản lý về mặt nghiệp vụ thì đại lý hải quan chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan hải quan. Đối tượng của quản lý bao gồm chủ thể và hoạt động của chủ thể, hay nói cụ thể hơn, đối tượng của quản lý đại lý hải quan bao gồm đại lý hải quan và hoạt động của chính đại lý hải quan đó. Như vậy, quản lý đại lý hải quan và quản lý hoạt động của đại lý hải quan là hai mặt của một vấn đề thống nhất không thể tách rời.

Từ khái niệm quản lý đại lý hải quan có thể thấy quản lý đại lý hải quan là sản phẩm chủ quan của các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng lại xuất phát từ cơ sở khách quan đó là hệ thống các quy luật như các quy luật kinh tế (quy luật
cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật giá cả…), các quy luật tổ chức và tâm lý xã hội (quy luật tâm lý cá nhân, quy luật tâm lý tập thể và xã hội…); đồng thời cũng dựa trên cơ sở khách quan khác là thực trạng phát triển của hoạt động đại lý hải quan của quốc gia.

Quản lý đại lý hải quan được xét trên hai phương diện cơ bản: quản lý đại lý hải quan và quản lý hoạt động của đại lý hải quan. Trên phương diện thứ nhất, quản lý đại lý hải quan chính là quản lý về điều kiện thành lập, hoạt động, chấm dứt, giải thể… của đại lý hải quan. Xét trên phương diện thứ hai, quản lý hoạt động đại lý hải quan là quản lý việc thực hiện cung cấp dịch vụ khai hải quan cho chủ hàng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ với tư cách là người khai hải quan của đại lý hải quan.

Thông qua các phương pháp, công cụ quản lý đại lý hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện được chủ trương hướng dẫn, điều tiết và kích thích các đại lý hải quan phát triển cả về số lượng và quy mô, chất lượng dịch
vụ, hướng tới mục tiêu do các cơ quan này đề ra. Các phương pháp mà cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để quản lý đại lý hải quan bao gồm các phương pháp hành chính, kinh tế và giáo dục, khuyến khích. Các công cụ mà cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để quản lý đại lý hải quan chính là các kế hoạch, chính sách, chế độ hạch toán, chế độ kiểm tra đối với các chủ thể của hoạt động đại lý hải quan.

Để quản lý đại lý hải quan có hiệu quả, phải gắn chặt với cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và chất lượng cán bộ của các cơ quan này. Các yếu tố đó cùng tác động lên hoạt động của các đại lý hải quan. Khi tính chất và quy mô của các đại lý này thay đổi thì cơ chế quản lý cũng sẽ phải thay đổi theo đối tượng cho phù hợp, và như vậy sẽ tác động làm cơ cấu bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước được cải cách và đổi mới phù hợp. Cán bộ quản lý cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ và chuyên môn để đáp ứng cơ chế quản lý mới, nội dung và yêu cầu quản lý mới.

Tóm lại, quản lý đại lý hải quan chính là sự kết hợp mọi nỗ lực chung của mọi bộ phận trong cơ quan quản lý về hải quan và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất. Quản lý đại lý hải quan phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu nào?”, “Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào?”, “Đạt được mục tiêu, kết quả của quản lý để làm gì?”…

Khái niệm quản lý đại lý hải quan

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Khái niệm quản lý đại lý hải quan

  1. Pingback: Quản lý đại lý làm thủ tục hải quan ở Việt Nam - Download Luận Văn

  2. Pingback: Khái niệm đại lý hải quan - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?