Khái niệm phân phối bán lẻ

Hành vi của người tiêu dùng

Khái niệm phân phối bán lẻ

Hoạt động phân phối có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Đối với người sản xuất, phân phối là cách thức và tổ chức giúp họ đạt tới các khách hàng cuối cùng. Đối với người tiêu dùng, hoạt động phân phối được thể hiện chủ yếu tại các cửa hàng bán lẻ – mắt xích cuối cùng của quá trình biến đổi, vận chuyển, dự trữ và đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Còn đối với bản thân các nhà phân phối, hoạt động phân phối là lĩnh vực kinh tế riêng biệt, có chức năng làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, có thể định nghĩa hoạt động phân phối như sau:

Phân phối là quá trình lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất hay nhập khẩu tới người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các trung gian phân phối.

Các trung gian phân phối bao gồm các thể nhân và pháp nhân kinh tế hợp thức đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, thực hiện chức năng phân phối hàng hóa để tìm kiếm lợi nhuận. Theo chức năng, các trung gian phân phối được chia thành hai loại là trung gian bán buôn và trung gian bán lẻ. Trong thực tế, có trung gian thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ; việc xác định trung gian bán buôn hay trung gian bán lẻ là tùy thuộc vào tỷ trọng của bán buôn và bán lẻ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, lĩnh vực phân phối là sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của lĩnh vực này ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi ích của người tiêu dùng. Hiệu quả và tính cạnh tranh tăng trong hệ thống phân phối có thể dẫn đến việc giảm giá, đặc biệt, khi chiết khấu phân phối chiếm phần đáng kể trong giá bán của các sản phẩm cuối cùng. Hơn nữa, việc cung cấp sản phẩm cũng ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Phân phối không chỉ đơn thuần là người giao hàng mà còn cung cấp cho người tiêu dùng một loạt các dịch vụ bổ sung khác như địa điểm thuận tiện, đảm bảo về giao hàng, các thông tin về môi trường kinh doanh giúp cho người tiêu dùng lựa chọn chính xác hơn và mua hàng thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, qua quá trình phân phối, người sản xuất sẽ có nhiều thông tin hơn về nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời điều chỉnh quyết định sản xuất đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Hệ thống phân phối sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng có thể thực hiện qua các kênh phân phối dài hay ngắn như sau:

Kênh trực tiếp (còn gọi là kênh cực ngắn): Trong kênh này, nhà sản xuất trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, không qua trung gian. Bán hàng tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp hay bán hàng qua điện thoại, qua catalogue… chính là các kênh phân phối trực tiếp.

Kênh ngắn: Là kênh phân phối mà ở đó nhà sản xuất đưa hàng hóa đến các nhà bán lẻ và từ đó, người bán lẻ đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng. Trong kênh này, nhà bán lẻ có vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Kênh trung bình: Là kênh mà hàng hóa phải qua hai cấp độ trung gian là người bán buôn, người bán lẻ mới đến được người tiêu dùng.

Kênh dài: Là kênh phân phối khiến cho hàng hóa đi từ nhà sản xuất đến các đại lý hoặc môi giới rồi mới đến người bán buôn và người bán lẻ để đến được người tiêu dùng cuối cùng.

Trong sơ đồ 1.1 cũng chỉ rõ vị trí và vai trò của các thành phần tham gia các kênh trong hệ thống phân phối sản phẩm, cụ thể:

Người sản xuất được coi là người khởi nguồn của các kênh phân phối họ cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ nhưng họ thiếu cả kinh nghiệm lẫn quy mô hiệu quả để thực hiện tất cả các công việc phân phối cần thiết cho sản phẩm của họ bởi vì các kinh nghiệm trong sản xuất đã không tự động chuyển thành kinh nghiệm trong phân phối. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất thường chia sẻ những công việc phân phối cho những người trung gian.

Người trung gian bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh thương mại độc lập trợ giúp người sản xuất, người tiêu dùng cuối cùng thực hiện các công việc phân phối cùng thực hiện các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ. Họ được chia thành hai loại bán buôn và bán lẻ:

Các trung gian bán buôn: Bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân mua hàng hoá để bán lại cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác (các nhà bán lẻ, các nhà bán buôn khác, các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước). Theo cơ quan thống kê của Liên Hợp quốc (UNSTATS) bán buôn là việc các nhà phân phối bán lại hàng hóa không qua chế biến cho các nhà bán lẻ, các nhà công nghiệp, thương mại, các đối tượng sử dụng chuyên nghiệp, hay các tổ chức, hay các nhà buôn khác như các đại lý và môi giới mua. Bán buôn thường thực hiện với số lượng lớn và giá cả thấp hơn giá bán lẻ. Người bán buôn không phải là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Người bán buôn chỉ đóng vai trò trung gian trong việc chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người bán lẻ.

Các trung gian bán lẻ: Bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Vai trò của người bán lẻ trong kênh marketing là phát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và bán những hàng hoá mà các khách hàng, này mong muốn,ở thời gian địa điểm và theo cách thức nhất định.

Theo từ điển American Heritage [85] “Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng, thường là với khối lượng nhỏ và không bán lại”.

Theo hệ thống phân loại công nghiệp Bắc Mỹ, lĩnh vực thương mại bán lẻ (NAICS 44-45) bao gồm những cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hoá (thường là không có chế biến) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng. Quá trình bán lẻ là bước cuối cùng trong phân phối hàng hoá, theo đó, các nhà bán lẻ tổ chức việc bán hàng theo khối lượng nhỏ cho người tiêu dùng. Lĩnh vực bán lẻ gồm hai loại nhà bán lẻ chính là các nhà bán lẻ qua cửa hàng và các nhà bán lẻ không qua cửa hàng (Store and non-store Retailers).

Danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đám phán Uruguay của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) định nghĩa “Bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) cùng các dịch vụ phụ liên quan” [116, tr.2].

Philip Kotler cho rằng, “Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh”[47], [48, tr. 628]. Mọi tổ chức làm công việc bán hàng này, cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là làm công việc bán lẻ, bất kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay máy tự động bán hàng) hay chúng được bán ở đâu (tại cửa hàng, ngoài phố hoặc tại nhà người tiêu dùng).

Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia lại cho rằng, “Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan”[113].

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ nhưng tất cả đều thể hiện một quan điểm chung về bán lẻ hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định của họ, nhờ đó, hàng hoá ra khỏi quá trình lưu thông và đi vào quá trình tiêu dùng (tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng của cá nhân hay gia đình). Theo đó, phân phối bán lẻ hàng hóa là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, là sự cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng bằng cách mua, thu gom, cất giữ hàng hóa và vận chuyển đến một địa điểm thuận tiện nào đó, đồng thời, thực hiện một loạt các dịch vụ bổ sung để làm cho người tiêu dùng dễ dàng mua được hàng hóa đó và sử dụng tiện lợi hàng hóa đó. Hoạt động phân phối bán lẻ không tạo ra sản phẩm mới nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm tăng thêm giá trị sản phẩm đã được sản xuất và quyết định đến việc thực hiện giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất. Tham gia vào phân phối bán lẻ, có những cơ sở kinh doanh bán lẻ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng.

Khái niệm phân phối bán lẻ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?