Khái niệm cơ cấu cây trồng

nông lâm kết hợp

Khái niệm cơ cấu cây trồng

Đào Thế Tuấn (1977) định nghĩa Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng SXNN nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, KT – XH sẵn có.

Theo Phạm Chí Thành (1996) thì Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới Cơ cấu cây trồng nông nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT – XH của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người.

Nguyễn Duy Tính (1995) đưa ra khái niệm Cơ cấu cây trồng đồng nhất với hệ thống trồng trọt mà theo ông “… là tổng thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian, tức mối quan hệ giữa các loại cây trồng, giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau trên một mảnh đất, trong mọi hệ sinh thái…” .

Theo quan điểm sinh thái nông nghiệp thì cơ cấu cây trồng là trung tâm của hệ thống trồng trọt, là một bộ phận chủ yếu của hệ thống canh tác. Đối tượng nghiên cứu chính của hệ thống cây trồng là kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống bao gồm các CTLC, đa canh. Việc phát triển cơ cấu cây trồng chủ yếu phải dựa vào “hiệu ứng hệ thống” bằng việc bố trí lại hoặc chuyển đổi hệ thống cây trồng thích ứng với các điều kiện đất đai, chế độ khí hậu, chế độ nước, các nguồn lực tự nhiên, lao động, vốn,.. (Nguyễn Duy Tính, 1995; Đào Thế Tuấn, 1977)

Theo Đào Thế Tuấn (1977): “Cơ cấu cây trồng hợp lý cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về sinh thái, có nghĩa là phải sử dụng tốt nhất các nguồn lực của lãnh thổ; đồng thời lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học tốt của cây trồng như: khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh, tính thích ứng rộng rãi, có tiềm năng cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt”.

Ông còn nêu rõ cơ cấu cây trồng hợp lý cần đáp ứng được các yêu cầu kinh tế như: tổ chức các vùng sản xuất chuyên canh có tỷ suất hàng hóa cao; đảm bảo việc tổ chức sản xuất hợp lí, có sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và chế biến.

Về mặt tổ chức sản xuất thì một cơ cấu cây trồng hợp lý không thể dựa vào sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún mà phải khai thác lợi thế của từng vùng, từng địa phương; phải bố trí sản xuất trên quy mô lớn, phải gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

Khái niệm cơ cấu cây trồng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?