Hậu quả của khủng hoảng đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản.
Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Ngay lập tức, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải bơm số vốn khổng lồ vào thị trường. Từ tháng 9/2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ – FED đã liên tục 6 lần cắt giảm lãi suất chiết khấu đồng USD từ 5,25%/năm xuống mức hiện tại 2%/ năm và duy trì mức lãi suất thấp kỉ lục như vậy từ năm 2008 đến nay. Đây là những biện pháp rất mạnh nhằm cứu vãn nền kinh tế Mỹ khỏi cuộc khủng hoảng này.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu công việc. Các khoản cho vay thế chấp không có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm bảo từ những ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của các gói trái phiếu phát hành bị giảm giá không phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có rủi ro cao. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa nợ dưới chuẩn là người chịu hậu quả nặng nề. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ–450 tỷ USD. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh nhiều lợi nhuận từ chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư giảm giá mạnh trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS, Citigroup, Merrill Lynch và Bear Stearns. [34]
Tháng 9/2007, sản xuất toàn nước Mỹ sụt giảm mạnh nhất trong vòng 34 năm, với mức giảm 2,8% so với tháng 8, đơn cử sản lượng công nghiệp chế tạo giảm 2,6% trong tháng 9 và đến tháng 10, chỉ số của ngành công nghiệp này giảm chỉ còn 38,9 điểm từ mức 43,5 điểm trong tháng 9. Các nhà sản xuất lớn trong ngành đều đứng trên bờ vực phá sản. Không dừng lại ở đó, bóng đen khủng hoảng còn lan dần đến khu vực đồng EURO – khu vực đang có tiềm lực kinh tế ngang bằng với Mỹ và ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Từ quý 2/2008, nhiều quốc gia trong khối EU như Anh, Pháp đều đạt “mức tăng trưởng âm”. Tốc độ tăng trưởng của cả khu vực “đồng EURO” quý 2/2008 chỉ đạt -0.2%, còn toàn EU là 0%. Đặc biệt từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2008 đến giữa năm 2009, có thể nói suy thoái kinh tế đã chế ngự trên diện rộng ở khu vực kinh tế lớn nhất nhì thế giới này. Tiếp đến là Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và cả các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam đều phải đối mặt với hậu quả của khủng hoảng.
Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, theo công bố của cục dự trữ liên bang Mỹ, trong năm 2008 có tổng cộng 26 ngân hàng phá sản, thế nhưng năm 2009, con số này đã lên tới 140 với hàng loạt vụ phá sản của các định chế tài chính có lịch sử lâu đời và tiềm lực tài chính bậc nhất thế giới như Lehman Brothers – ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26 nghìn, Washington Mutual – ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ, hay Bear Stearn, ngân hàng danh tiếng trên phố Wall…Còn theo phân tích về triển vọng nền kinh tế Mỹ, các chuyên gia dự báo trong năm 2010, số lượng ngân hàng Mỹ phá sản thậm chí có thể lên tới con số 200.
Hậu quả của khủng hoảng đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT