Định nghĩa chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự”
Theo Alfred Chandler – giáo sư người Mỹ (thuộc Đại học Harvard) “Chiến lược bao gồm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Chiến lược cần được định ra như là kế hoạch sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho tổ chức đi đến mục đích mong muốn.
Theo James B.Quynn (thuộc đại học Darmouth): “Chiến lược là kế hoạch phối hợp các mục tiêu chủ yếu, các chính sách và loạt hành động của đơn vị thành một tổng thể kết dính lại với nhau”
Theo William F.Glueck: Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
Tuy nhiên theo tôi ngày nay những định nghĩa thiếu tính chiến đấu đơn phương, cục bộ trên đã không còn phù hợp. Giờ đây hầu hết các công ty phải đối phó với môi trường ngày càng biến động và phức tạp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên càng lúc càng hiếm.Vì vậy các công ty cần phải nắm bắt những cơ hội thị trường và tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách vận dụng những nguồn tài nguyên hữu hạn, tiềm năng của mình trong bối cảnh thường xuyên có những biến động của các yếu tố bên ngoài sao cho có hiệu quả cao nhằm đạt được các mục tiêu và chiến lược của công ty.
Có thể định nghĩa chiến lược kinh doanh như sau: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là trong điều kiện kinh tế thị trường, căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan, vào nguồn lực mà doanh nghiệp có thể có để định ra mưu lược, con đường, biện pháp nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Theo định nghĩa trên, có thể thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có 4 yếu tố:
Một là tình hình hiện nay của doanh nghiệp vì muốn xác định chiến lược kinh doanh thì phải đi sâu tìm hiểu hiện trạng của doanh nghiệp.
Hai là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, tức là mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp có thể đạt được trong những năm sắp tới.
Ba là doanh nghiệp sẽ kinh doanh sản phẩm gì, ở thị trường nào.
Bốn là những biện pháp mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra như sách lược quản lý, sách lược sản xuất, sách lược nguồn nhân lực, sách lược tài chính.
Định nghĩa chiến lược kinh doanh
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Bản chất của chiến lược kinh doanh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Đặc trưng của chiến lược kinh doanh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khái niệm chiến lược - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh doanh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ