Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc

Đặc điểm thực vật học

Mục lục

Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc

1. Đặc điểm Rễ của cây hoa cúc

Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [15 ], rễ cây hoa cúc thuộc loại chùm, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn do sinh nhiều rễ phụ và lông hút, nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh. Những rễ này mọc ở mấu của thân cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất.

2. Đặc điểm Thân của cây hoa cúc

Theo Van Ruiten và cs (1984) [74] thì chiều cao cây, mức độ phân cành, độ mềm hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc thấp nhất chỉ cao 20-30cm, còn giống cúc cao nhất, có thể cao trên 3m. Các giống thấp, phân cành nhiều thích hợp trồng trong chậu, làm thảm hoa. Các giống thân
dài, thường phân cành ít, thích hợp trồng trên nền đất hoặc trên nền giàn cao.

Giống thân cao, ít cành thích hợp với việc trồng hoa cắt cành. Giống phân cành nhiều, cành nhỏ và mềm thích hợp với việc tạo hình trồng trong chậu cảnh.

3. Đặc điểm Lá của cây hoa cúc

Theo Cockshull (1972)[43] thì lá cây hoa cúc mọc cách và thành vòng xoắn trên thân. Lá phẳng hoặc hơi nghiêng về phía trên hoặc hơi bị gấp. Trên một cành thì gần gốc nhỏ, càng lên phía trên lá càng to dần. Kích thước lá thường thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Cây sinh trưởng kém thì lá nhỏ, mỏng, cứng hơi chếch về phía trên, màu xanh nhạt không bóng hoặc hơi vàng. Đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng khoẻ, lá to và mềm, phiến lá dày, chóp lá hơi cong xuống, lá xanh thẫm và bóng. Lá hoa cúc thường sống được 70-90 ngày, hiệu suất quang hợp của lá mạnh nhất là ở lá thứ 4 tính từ đỉnh ngọn trở xuống.

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm : Tổng quan về cây hoa cúc[/message]

4. Hoa và quả của cây hoa cúc

Các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông, 2005)[8] khi nghiên cứu về hình dạng hoa cúc đã cho rằng cây họ cúc (Asteracea) rất đặc trưng bởi có cụm hoa đầu trạng. Cụm hoa đầu trạng rất điển hình là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng hoặc lồi, trên đó có các hoa không cuống sắp xếp xít nhau, phía ngoài cụm hoa có các lá bắc xếp thành vòng, cả cụm hoa có dạng như một bông hoa.

Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa có nhiều màu sắc và đường kính rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5-12 cm. Hình dạng của hoa có thể là đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ những nách lá. Hoa cúc tuy là lưỡng tính nhưng thường không thể thụ phấn cùng hoa, nếu muốn lấy hạt giống thì phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988) [1].

Theo các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông, 2005)[8] thì quả cúc rất nhỏ, dài chừng 2-3mm, rộng 0,7-1,5mm, trọng lượng 1.000 hạt khoảng 1g, có nhiều hình dạng khác nhau như hình kim, hình gậy, hình trứng, hình tròn dài… thẳng hoặc hơi cong, hai đầu cùng bằng, hoặc một đầu nhọn, trên mặt có 5-8 vết dọc nông, màu nâu nhạt hoặc đậm, vỏ quả mỏng. Theo Lê Kim Biên (1984)[2] thì quả cúc dạng quả bế khô, hình trụ hơi dẹt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.

Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc

  1. Pingback: Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?