Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngân hàng bán lẻ

quản trị nguồn nhân lực

Mục lục

Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngân hàng bán lẻ

Hoạt động ngân hàng bán lẻ có tính đa dạng

Nhu cầu đa dạng của khách hàng

Hoạt động ngân hàng bán lẻ phục vụ số lượng KH rất đông, có thể đến hàng chục triệu KH. Tại các nước phát triển, dịch vụ NH rất hoàn thiện vì vậy KH cá nhân của NH bao gồm hầu hết các công dân bắt đầu từ tuổi trưởng thành. Căn cứ vào thu nhập, người ta phân chia thành nhóm đối tượng KH cá nhân có thu nhập rất cao, nhóm có thu nhập tương đối cao, và nhóm KH đại chúng. Căn cứ vào nghề nghiệp có nhóm các chủ doanh nghiệp, tiểu thương, cán bộ công nhân viên chức, nhóm trí thức, sinh viên, nhóm công nhân… Căn cứ theo tuổi tác, KH của NH có thể là những người lớn tuổi hưu trí hay những người đang trong độ tuổi lao động, thanh niên hoặc vị thành niên có người giám hộ…

KH cá nhân bao gồm nhiều tầng lớp có đặc điểm khác nhau về: thu nhập, chi tiêu tài chính, độ tuổi, trình độ dân trí, hiểu biết về NH, nghề nghiệp tâm lý xã hội… do đó nhu cầu về dịch vụ NH cũng rất đa dạng khác nhau.

Sản phẩm dịch vụ rất đa dạng

Xuất phát từ nhu cầu của KH, các NH đã phát triển và thay đổi không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau từ các dịch vụ truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại nhằm thỏa mãn yêu cầu riêng biệt của các nhóm KH. Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ thuộc các nhóm dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, NH điện tử, ủy thác đầu tư, bảo lãnh, bảo quản vật có giá, mua bán ngoại tệ được phát triển không ngừng. Tại các nước phát triển số lượng sản phẩm dịch vụ NH dành cho KH cá nhân lên tới hàng nghìn nhằm phục vụ nhu cầu rất đa dạng của KH.

Kênh phân phối sản phẩm dịch vụ da dạng

Hoạt động bán lẻ của NH phụ thuộc nhiều vào mạng lưới đa kênh phân phối của NH. Với xu thế phát triển mạnh của công nghệ thông tin, ngày nay khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm dịch vụ của NH qua rất nhiều kênh như chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, Internet, Phone, Kios, POS….Việc đa kênh phân phối trong hoạt động bán lẻ ngày càng đem lại thuận tiện cho KH, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí cho NH và toàn XH.

(b) Hoạt động ngân hàng bán lẻ yêu cầu sự ổn định về chất lượng

Việc đảm bảo sự ổn định về chất lượng là nhân tố quyết định thiết lập lòng tin của KH, đặc biệt đó là vấn đề nhạy cảm của hoạt động NH trong KT thị trường nhằm duy trì KH đã có và phát triển thị trường tiềm năng. Các yêu cầu, thỏa thuận của KH có thể xảy ra đối với từng dịch vụ, từng giao dịch, từng thời điểm hoặc định kỳ nhưng luôn phải đảm bảo xử lý kịp thời, chính xác, an toàn, đây là những yêu cầu phải tuân thủ thường xuyên trong mọi điều kiện. Sự ổn định về chất lượng còn thể hiện ở việc triển khai áp dụng các văn bản quy định thực hiện nhất quán trong một NH và hệ thống NH. Các NH có tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn hóa các yêu cầu từ trang trí, mẫu giấy tờ, thời gian xử lý giao dịch cho đến chính sách giá…được tiêu chuẩn hóa và áp dụng thống nhất trong một ngân hàng.
NH phải có chiến lược và giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời, hiệu quả, phải đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về sản phẩm dịch vụ và tính tương tác của sản phẩm dịch vụ này trên hệ thống để kịp thời giải quyết các thắc mắc của khách hàng. Vấn đề vi phạm chất lượng dịch vụ có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, đối tác, hoặc cán bộ ngân hàng, nhưng các NH phải có giải pháp hạn chế tối đa và phải xử lý kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

(c)Hoạt động ngân hàng bán lẻ tuân theo luật số lớn

Với đặc thù phục vụ số lượng rất lớn khách hàng, sản phẩm dịch vụ đa dạng nên mặc dù giá trị của từng giao dịch thường không lớn, nhưng số lượng giao dịch phát sinh rất nhiều. Số lượng các kênh giao dịch phải đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của rộng khắp của dân cư trong xã hội. Lượng cán bộ phục vụ trong hoạt động bán lẻ cũng lớn vì số lượng giao dịch phát sinh nhiều, phục vụ nhiều khách hàng tại một thời điểm.

(d) Hoạt động ngân hàng bán lẻ mang tính thời điểm rất cao

Hoạt động NH nói chung không thể tạo ra hàng loạt các sản phẩm lưu kho như các ngành kinh doanh khác. Với đặc trưng phục vụ đối tượng chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình nên hoạt động ngân hàng bán lẻ mang tính thời điểm rất cao. Tính thời điểm thể hiện ở việc NH chọn thời điểm nào thì đưa ra sản phẩm mới, quyết định giảm phí, tăng lãi suất hay có chương trình khuyến mại phù hợp nhất với nhu cầu của KH. Ví dụ, KH được nhận quà tặng khi nhận tiền kiều hối dịp tết cuối năm, miễn phí phát hành thẻ cho sinh viên khi năm học mới bắt đầu hay KH thường chi tiêu thẻ nhiều vào những ngày nghỉ, lễ…Tính thời điểm còn thể hiện ở tính cập nhật thông tin về sản phẩm dịch vụ của NH, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của KH, cập nhật các thông tin về cá nhân khách hàng khi có sự thay đổi. Trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán, các yêu cầu phổ biến nhất của KH là các ủy nhiệm chi, chuyển tiền, thanh toán qua thẻ….phải được xử lý hạch toán và hoàn tất trong một thời gian nhất định, hoặc ngay khi KH thực hiện lệnh thanh toán. Vì vậy NH cần nhanh nhạy trong việc dự đoán và xác định thời điểm để có kế hoạch đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường để thu hút được nhiều KH và hiệu quả nhất, đồng thời có sự cập nhật nhanh nhất các thay đổi từ phía NH và KH nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

(e) Hoạt động ngân hàng bán lẻ có chi phí lớn

Các chi phí cho hoạt động ngân hàng bán lẻ rất lớn, bao gồm chi phí thuê mặt bằng trụ sở, chi nhánh, điểm giao dịch; chi phí trả lương cán bộ; mua máy móc thiết bị như máy tính, hệ thống Core banking, ATM, KIOS, POS…

Nhìn chung các chi phí ngày càng tăng cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ càng lớn của KH, số lượng giao dịch phát sinh ngày càng nhiều cũng như sự phát triển mạng lưới các kênh phân phối ngày càng rộng. Vì vậy để phát triển hoạt động bán lẻ một cách hiệu quả nhất, các NHTM đang không ngừng đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong hoạt động bán lẻ như tăng cường các kênh phân phối tự phục vụ (khách hàng tự phục vụ các nhu cầu giao dịch của mình), gia tăng các tiện ích cho sản phẩm dịch vụ…

(f) Hoạt động ngân hàng bán lẻ có những rủi ro nhất định

Rủi ro là khả năng xảy ra những sự cố trong tương lai làm cho NH không thể đạt được mục tiêu đã đề ra và/hoặc gây tổn thất cho NH.Trên thực tế, các NH chịu rủi ro trong quá trình kinh doanh nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng. Những rủi ro đó luôn tồn tại, không thể loại trừ ra khỏi môi trường kinh doanh, NH chỉ có thể phân tích, tìm ra các nguyên nhân, có giải pháp phòng ngừa, hạn chế sự tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động bán lẻ thường có những rủi ro chủ yếu sau:

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dẫn đến tổn thất tài sản của do khách hàng vay vốn/được cấp tín dụng không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ những cam kết đã ký với NH bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.

Rủi ro thị trường

– Rủi ro thanh khoản, là tình huống khi NHTM không thể thực hiện các cam kết tài chính với KH như thiếu ngân quĩ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả dụng để đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán (Do tài sản của NH đó không có khả năng thanh khoản hay không thể huy động đủ vốn).

– Rủi ro lãi suất, là rủi ro làm giảm thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất biến động theo chiều hướng bất lợi thể hiện lỗ tiềm tàng của một NH. Ví dụ vào một thời điểm NH đã huy động tiền gửi với lãi suất cao và chỉ sau một thời gian ngắn lãi suất thị trường hạ thấp hơn nhưng NH không có cam kết gì với KH về điều chỉnh lãi suất cho khoản tiền đã gửi.

– Rủi ro tỉ giá, là khả năng xảy ra những biến động của tỷ giá hối đoái dẫn đến những bất lợi làm giảm thu nhập dự tính của NH.

Rủi ro hoạt động:

Bao gồm các rủi ro dẫn đến tổn thất(trực tiếp hoặc gián tiếp) có thể phát sinh trong hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ. Rủi ro hoạt động bao gồm các rủi ro có thể xảy ra do quy trình nghiệp vụ, do con người, hoặc vi phạm hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận, những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thực hiện cung cấp sản phẩm dịch vụ cho KH, hay những thảm họa không lường trước được.

– Rủi ro uy tín, là rủi ro dư luận đánh giá xấu về NH, gây khó khăn nghiêm trọng cho NH trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc KH rời bỏ NH do mất lòng tin.

– Rủi ro công nghệ thông tin, phát sinh từ những yếu kém trong các hệ thống công nghệ thông tin của NH. Các rủi ro có thể phát sinh từ việc trục trặc phần cứng, chương trình bị lỗi, hệ thống không đủ mạnh và các hệ thống dự phòng yếu kém hoặc hệ thống thông tin không đầy đủ.

– Rủi ro về mặt đạo đức cán bộ, là những rủi ro khi cán bộ cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới uy tín, quyền lợi của NH và KH.

Ngoài những rủi ro cơ bản nêu trên, trong hoạt động bán lẻ còn chịu những rủi ro gây nên bởi biến động của môi trường KT vĩ mô như: KT suy giảm đột ngột, lạm phát cao hay giảm phát, hoặc các ảnh hưởng của thiên nhiên mang lại như thiên tai, hoả hoạn, động đất… gây mất mát, thiệt hại không nhỏ cho NH.

Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngân hàng bán lẻ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngân hàng bán lẻ

  1. Pingback: Khái niệm hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  2. Pingback: Kinh nghiệm phát triển các kênh phân phối hiện đại trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng Commonwealth - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Mục tiêu phát triển chung của ngành ngân hàng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?