Công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực Tài Nguyên Và Môi Trường

Thực trạng và những giải pháp nhằm quản lý môi trường nông thôn

Công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực Tài Nguyên Và Môi Trường

1. Lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn ngành đã triển khai toàn diện, đồng bộ việc tổ chức thi hành Luật đất đai. Bộ đã trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật, quy định về giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, khung giá đất; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 02 Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; ban hành 12 Thông tư hướng dẫn. Các địa phương đã ban hành hàng trăm văn bản, quy định chủ yếu tập trung hạn mức công nhận đất ở, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, hạn mức giao đất, về uỷ quyền thu hồi đất… để triển khai thực hiện. Đồng thời, toàn ngành đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, giới thiệu những nội dung đổi mới của Luật với nhiều hình thức phù hợp cho từng đối tượng.

Chỉ đạo các địa phương thực hiện cấp giấy chứng nhận bằng nhiều biện pháp quyết liệt, có hiệu quả, các địa phương đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Quốc hội. Đến nay, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích cần cấp. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại gần 500/ tổng số 7.900 xã, phường, thị trấn; trong đó một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đã đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, Long An, An Giang, Thừa Thiên – Huế,…

Đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp; đến nay Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của 63 tỉnh, thành phố và quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 560 huyện, quận, thị xã, đạt 80%; 7.900 xã, phường, thị trấn, đạt 66%. Quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đất đai, Bộ đã xây dựng và công bố 41 thủ tục đối với Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 30 thủ tục; 62 thủ tục đối với địa phương chưa thành thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 09 thủ tục.

Nhìn chung, công tác quản lý đất đai đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Việc Bộ tập trung nguồn lực cho việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định, ban hành các Thông tư theo thẩm quyền ngay khi Luật đất đai có hiệu lực thi hành đã khắc phục tình trạng Luật chờ văn bản hướng dẫn, đảm bảo tốt các điều kiện để thi hành Luật. Song song với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai; các địa phương cần tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khiếu nại, tố cáo về quản lý và sử dụng đất đang tồn đọng; quan tâm kiện toàn bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý đất đai.

2. Lĩnh vực tài nguyên nước đã quan tâm hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, hiệu quả. Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường đã trình Chính phủ dự thảo các Nghị định quy định việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020. Tập trung xây dựng các quy trình vận hành liên hồ chứa, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông để đưa vào vận hành ngay trong mùa lũ năm 2014.

Triển khai hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; Bộ đã hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch nước ký Quyết định gia nhập Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho mục đích phi giao thông thủy tạo cơ sở pháp lý cho việc vận động, thúc đẩy hợp tác bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững các lưu vực sông trong khu vực. Tập trung hoàn thiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng cao, vùng khan hiếm nước; Quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông liên tỉnh.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước; kịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ về các đối sách và giải pháp giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong hợp tác Mê Công; việc xây dựng công trình thủy điện Đôn Sa-hông của Lào.

Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý tài nguyên nước, kế hoạch hành động bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng,… Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, cấp phép tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị, đặc biệt là đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước cho các địa phương.

3. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản đã triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường giám sát, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; báo cáo kết quả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị về tăng cường kỷ cương, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

Tiến hành khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Bộ đã thẩm định hơn 450 hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền 40.000 tỷ đồng, thu trong năm 2014 hơn 5.000 tỷ đồng; trong đó đã phê duyệt 165 hồ sơ với tổng số tiền 19.000 tỷ đồng, thu trong năm gần 3.000 tỷ đồng. Các địa phương đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền gần 1.000 tỷ đồng, thu trong năm gần 300 tỷ đồng.

Công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng và quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bộ đã tập trung thực hiện nhiều đề án Chính phủ quan trọng; việc phát hiện tiềm năng than ở bể Sông Hồng mở ra triển vọng tăng nguồn thu ngân sách từ các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; rà soát các quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, đặc biệt là các quy hoạch đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

4. Lĩnh vực môi trường: Bộ đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Chỉ đạo triển khai thi hành Luật theo Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét ban hành 07 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, bảo đảm các quy định của Luật có thể triển khai ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành.

Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2011 – 2015; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,… Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí đến năm 2020. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; đã hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết gia nhập Nghị định thư về an toàn sinh học, đa dạng sinh học; tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận khu bảo tồn đất ngập nước quốc tế – Ramsar cho Vườn quốc gia Côn Đảo; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phần lớn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm tạm thời, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm, giảm các tác động xấu tới môi trường, giảm những bức xúc trong dư luận. Việc triển khai thực hiện các Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông đã có những chuyển biến tích cực; chất lượng môi trường nước tại các sông, kênh, rạch tại một số đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa – Đồng Nai), thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương,… đã được cải thiện. Quan tâm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

5. Lĩnh vực khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu tập trung hoàn thiện dự án Luật khí tượng thủy văn; đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai. Dự báo kịp thời và cảnh báo tương đối chính xác tình hình khí tượng thủy văn, các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như bão, mưa lũ góp phần quan trọng trong việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong năm; đẩy mạnh công tác dự báo thời tiết biển, đặc biệt là dự báo thời tiết biển khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đã tăng cường các bản tin dự báo thời tiết khu vực huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng phục vụ cho công tác cứu hộ các nạn nhân trong vụ sập đường hầm nhà máy thủy điện Đạ Dâng.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chủ động tham mưu, triển khai thực hiện các Chương trình, Chiến lược, Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chuẩn bị tốt và tích cực tham gia và có đóng góp quan trọng cho Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto lần thứ 20 tại Lima, Peru.

Các địa phương đều đã quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh việc thực hiện hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu; tuy nhiên, để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, các địa phương cần chủ động huy động mọi nguồn lực để triển khai các chương trình, kế hoạch, chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn.

6. Lĩnh vực đo đạcbản đồ tập trung xây dựng dự án Luật đo đạc và bản đồ; trình Chính phủ dự thảo Nghị định về hoạt động đo đạc và bản đồ. Hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ hai nước phê duyệt dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa hình cơ bản phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội và giám sát tài nguyên và môi trường nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án Chính phủ về đo đạc và bản đồ; tích cực triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình biển Đông-hải đảo góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải biển Đông. Triển khai thoả thuận khung ASEAN thừa nhận lẫn nhau về trình độ đo đạc; tích cực và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia; tăng dày, tôn tạo và hiện đại hóa hệ thống mốc biên giới Việt Nam-Lào; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý biên giới Việt Nam-Trung Quốc.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương bước đầu đã đi vào nền nếp; tuy nhiên, công tác đo đạc và bản đồ mới chỉ quan tâm chủ yếu đến đo đạc bản đồ địa chính; các địa phương cần chú trọng ban hành quy định quản lý về hoạt động đo đạc, đặc biệt là đo đạc và bản đồ chuyên ngành.

7. Lĩnh vực biển và hải đảo tập trung xây dựng, triển khai các văn bản, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,… về quản lý tổng hợp, thống nhất biển và hải đảo; hoàn thiện dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; khắc phục tình trạng giao, cho thuê khu vực biển không đúng quy định ở một số địa phương; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên biển, hải đảo; đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch Chính phủ giao; đạt được một số kết quả bước đầu của Đề án điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate (GH) ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về biển, hải đảo, chú trọng hợp tác với các nước trong khu vực Biển Đông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp thống nhất biển và hải đảo của Việt Nam. Các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai các dự án, nhiệm vụ điều tra cơ bản; xây dựng Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn như: Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cà Mau, Kiên Giang,… Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch tổng thể, phân vùng biển làm cơ sở cho việc tổ chức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên – môi trường, phát triển kinh tế – xã hội biển, hải đảo; công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển còn chưa đáp ứng yêu cầu.

8. Lĩnh vực viễn thám tập trung rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hơp; đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường bằng công nghệ viễn thám và địa tin học.

Công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực Tài Nguyên Và Môi Trường

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?