Chương trình hành động phát triển bền vững của NewZealand
Nếu như phát triển bền vững của Nhật Bản và Trung Quốc được xây dựng thông qua chiến lược phát triển bền vững quốc gia, thì Chính phủ New Zealand phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phát triển bền vững (Programme of Action) nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các cơ quan chính phủ đi đúng khái niệm phát triển bền vững và mọi quyết định của Chính phủ phải đảm bảo mong muốn của các thế hệ hôm nay và mai sau.
Chương trình hành động thiết lập một hệ thống các nguyên tắc hoạt động cho việc xây dựng chính sách, đòi hỏi Chính phủ phải chịu trách nhiệm với các hệ quả về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá của các quyết định. Yêu cầu được chú ý là:
– Tập trung vào những hệ quả dài hạn.
– Tìm kiếm cách giải quyết đổi mới đòi hỏi sự hỗ trợ lẫn nhau hơn là tập trung vào một lĩnh vực.
– Sử dụng những nguồn thông tin tốt nhất phục vụ cho quyết định.
– Lưu ý đến những vấn đề rủi ro, thiếu chắc chắn khi đưa ra các quyết định.
– Khuyến khích minh bạch, công khai và tham gia của những ai có liên quan.
– Quan tâm đến tác động mang tính toàn cầu cũng như đối với New Zealand.
– Giảm thiểu sức ép tăng trưởng kinh tế với môi trường.
– Hạn chế tác động đến môi trường, bảo vệ sinh thái và khuyến khích quản lý lồng ghép: đất, nước, nguồn sinh thái.
– Hợp tác với đối tác nhằm đưa người Maori (người bản xứ) tham gia vào quá trình quyết định.
– Quyền con người, luật và đa dạng văn hoá.
Chương trình hành động tập trung áp dụng thực tế của phát triển bền vững vào những vấn đề chủ yếu: chất lượng và phân bố nước; năng lượng; thành phố bền vững; đầu tư vào trẻ em, thế hệ trẻ.
Phát triển bền vững phải là hạt nhân của các chính sách của Chính phủ. Đây là loại văn bản nhằm tập trung và định hướng chính sách của Chính phủ cho phát triển bền vững.
Bài học từ New Zealand có thể thấy rất cụ thể thông qua quyết tâm đòi hỏi mọi chính sách của chính phủ ban hành đều phải quan tâm đến khía cạnh phát triển bền vững. Phát triển bền vững không phải chỉ trong tầm nhìn trước mắt của chính sách của chính phủ mà phải đặt trong tổng thể tầm nhìn dài hạn và có sự lồng ghép với nhiều chính sách. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách, quyết định đầu tư thường ít quan tâm. Hay câu hỏi thẩm định về “đánh giá tác động bền vững như thế nào” thường thiếu luận cứ và không được coi là trọng số khi xây dựng, phê duyệt chính sách.
Chương trình hành động phát triển bền vững của NewZealand
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT