Chuẩn mực IAS 39 – Công cụ tài chính: đo lường và ghi nhận

cách viết bài luận

Chuẩn mực IAS 39 – Công cụ tài chính: đo lường và ghi nhận

Chuẩn mực IAS 39 và Chuẩn mực IAS 32 đã được ban hành thành những chuẩn mực riêng nhưng trong thực tiễn được áp dụng như một chuẩn mực do hai chuẩn mực này xử lý cùng một chủ đề kế toán giống hệt nhau.

Do vậy, hai chuẩn mực có sự kết hợp chặt chẽ và có những nội dung bổ sung cho nhau.

Chuẩn mực IAS 39 được IASC ban hành vào tháng 3/1999. Kể từ năm 2003 đến nay, IAS 39 đã được IASB sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần: trong năm 2004 (1 lần), năm 2005 (3 lần), tiếp đến được bổ sung, sửa đổi theo các nội dung điều chỉnh của IFRS 2, và 3, và 4 (3 lần trong năm 2004), IFRS 5 (12/2004), IFRS 7 (8/2005), IAS 1 (9/2007), IFRS 3 (1/2008), và lần gần đây nhất ở tại IAS 27 (1/2008). Quá trình hoàn thiện nội dung, IASB bổ sung, điều chỉnh, hướng dẫn rõ một số vấn đề như xóa bỏ ghi nhận, khi nào một tài sản tài chính hoặc công nợ tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý, xác định giá trị hợp lý như thế nào, xác định giảm giá trị của tài sản tài chính như thế nào, và một số khía cạnh của kế toán phòng ngừa rủi ro. Trong những lần sửa đổi, IASB không thay đổi nội dung nền tảng của IAS 39 được xác định ngay từ khi xây dựng lần đầu. Nội dung tóm lược các vấn đề cơ bản của IAS 39 (cập nhật đến 1/2008) như sau:

Mục tiêu của IAS 39 là quy định các nguyên tắc cơ bản cho việc ghi nhận, xác định giá trị của tài sản tài chính, nợ tài chính, và một số hợp đồng mua hoặc bán các hàng hóa, dịch vụ phi tài chính (non-financial itemes).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Chuẩn mực IAS 32 – Các công cụ tài chính: Trình bày và công bố[/message]

Các yêu cầu của việc trình bày thông tin về các công cụ tài chính thực hiện theo IAS 32, các yêu cầu của công bố thông tin về các công cụ tài chính theo IFRS 7. IAS 39 tăng cường đáng kể việc sử dụng giá trị hợp lý trong hạch toán kế toán các công cụ tài chính, đặc biệt đối với bên tài sản của bảng cân đối kế toán.

IAS 39 được áp dụng đối với tất cả các công cụ tài chính, trừ: Các công ty con, công ty liên kết và các liên doanh; Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thuê tài sản; Tài sản và công nợ thuộc phúc lợi nhân viên; Quyền/ nghĩa vụ thuộc các hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, chuẩn mực này vẫn áp dụng đối với các công cụ phái sinh gắn với 1 hợp đồng trong phạm vi điều chỉnh của IFRS 4 nếu công cụ phái sinh đó bản thân nó không phải là 1 hợp đồng thuộc phạm vi của IFRS 4; Các công cụ vốn do doanh nghiệp báo cáo phát hành; Các cam kết về cho vay. (Tuy nhiên, các cam kết cho vay sau đây lại thuộc phạm vi của chuẩn mực này: Các cam kết cho vay mà tổ chức chỉ định rõ là Nợ tài chính theo giá trị hợp lý ghi vào lãi/ lỗ…; Các cam kết cho vay mà có thể thanh toán phần giá trị ròng bằng tiền, hoặc phát hành thêm công cụ tài chính khác. Những cam kết này là các công cụ phái sinh; Các cam kết cho vay với mức lãi suất theo lãi suất thị trường); Các yếu tố chưa xác định trong việc hợp nhất doanh nghiệp; Các hợp đồng dựa trên yếu tố biến đổi về vật chất, ví dụ: Khí hậu; Quyền đối với các khoản thanh toán để hoàn lại các khoản doanh nghiệp đã bắt buộc phải chi để tạo ra một khoản công nợ được hạch toán như 1 khoản dự phòng theo qui định của IAS 37, hay thanh toán hoàn nhập dự phòng của các kỳ trước đó theo qui định của IAS 37.

Chuẩn mực IAS 39 – Công cụ tài chính: đo lường và ghi nhận

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Chuẩn mực IAS 39 – Công cụ tài chính: đo lường và ghi nhận

  1. Pingback: Chuẩn mực IAS 32 – Các công cụ tài chính: Trình bày và công bố - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Chuẩn mực IFRS 7- Công cụ tài chính: Công bố - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?