Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

An Binh Commercial Joint Stock Bank

Mục lục

Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ ngân hàng nói chung bao gồm tất cả những việc mà ngân hàng thường làm trong khuôn khổ nghề nghiệp của họ. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại thể hiện qua các nghiệp vụ sau:

1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ – NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế.

Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:

– Vốn điều lệ (Statutory Capital)

– Các quỹ dự trữ (Reserve funds)

– Vốn huy động (Mobilized Capital)

– Vốn đi vay (Bonowed Capital)

– Vốn tiếp nhận (Trust capital)

– Vốn khác (Other Capital)

  1. a) Vốn điều lệ và các quỹ

Vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng được gọi là vốn tự có của ngân hàng (Bank’s Capital)

– Nguồn hình thành:

+ Vốn chủ sở hữu khi ngân hàng mới thành lập

+ Nguồn vốn bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh, từ vốn góp thêm của chủ sở hữu

– Mục đích sử dụng:

+ Vốn điều lệ của ngân hàng trước hết được dùng để:

Xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn

+ Các quỹ dự trữ của ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này được trích lập theo tỷ lệ qui định trên số lợi nhận ròng của ngân hàng, bao gồm:

. Quỹ dự trữ : được trích từ lợi nhuận ròng hằng năm để bổ sung vốn điều lệ

. Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ này để dự phòng bù đắp rủi ro, thua lỗ trong hoạt động của ngân hàng

. Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ

. Quỹ khen thưởng phúc lợi.

. Lợi nhuận để lại để phân bổ cho các quỹ. Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, nguồn vốn đầu tư XDCB.

– Đặc điểm

+ vốn tự có là nguồn vốn có tính ổn định cao và không ngừng gia tăng

+ Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất tuy nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, nó vừa cho thấy qui mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng

  1. b) Vốn huy động:

Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất

b.1. Nguồn hình thành

– Nhận tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân

– Phát hành giấy tờ có giá:  kỳ phiếu, trái phiếu

– Các khoản tiền gửi khác

b.2. Đặc điểm vốn huy động

– Nguồn vốn không ổn định

– Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất

b.3. Mục đích sử dụng

– Thiết lập dự trữ

– Cấp tín dụng

  1. c) Vốn đi vay:

Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Thuộc loại này bao gồm:

c.1. Vốn vay trong nước:

+ Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ xin tái chiết khấu có chất lượng. Làm như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại

+ Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân hàng (Interbank Market)

c.2. Vốn vay ngân hàng nước ngoài

  1. d) Vốn tiếp nhận:

Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định

  1. e) Vốn khác:

Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…)

2. Nghiệp vụ sử dụng vốn [tài sản Có – TÀI SẢN] (cấp tín dụng và đầu tư)

Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành phần tài sản có của ngân hàng bao gồm:

+ Dự trữ (Reserves)

+ Cho vay (loans)

+ Đầu tư (Investment)

+ Tài sản Có khác (Other Assets)

a – Dự trữ:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn không sử dụng nó để sẵn sàn đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này gọi là dự trữ. Ngân hàng nhà nước được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ qui định. Dự trữ bao gồm:

+ Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng NN, tại các ngân hàng khác

+ Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves): (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi. Thuộc loại này gồm:

. Tín phiếu kho bạc

. Hối phiếu đã chấp nhận

. Các giấy nợ ngắn hạn khác

Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt. Khi quản lý dự trữ bắt buộc, ngân hàng TW có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp.

+ Phương pháp phong toả: Theo đó toàn bộ mức dự trữ bắt buộc phải gửi vào một tài khoản tại ngân hàng TW và sẽ bị phong toả để đảm bảo thực hiện đúng mức dự trữ.

+ Phương pháp bán phong toả: Theo đó một phần của mức dự trữ bắt buộc sẽ được quản lý và phong toả tại một tài khoản riêng ở NHTW.

+ Phương pháp không phong toả: theo phương pháp này tiền dự trữ được tính và thực hiện hàng ngày trên cơ sở số dư thực tế về tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Toàn bộ mức dự trữ sẽ không bị phong toả, nó có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng TW hay dưới dạng chứng khoán ngắn hạn là tuỳ NH thương mại, tuy nhiên đến cuối mỗi tháng, NHTW sẽ kiểm tra việc thực hiện dự trữ bắt buộc, nếu các NHTM không thực hiện đúng sẽ bị phạt (cảnh cáo, phạt tiền nếu tái phạm)

a – Cấp tín dụng: (Credits):

Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:

– Cho vay (Loans):

Là tín dụng nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố …

– Chiết khấu (Discount)

Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.

­­          – Cho thuê tài chính (Financial leasing):

Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê

– Bảo lãnh ngân hàng: (Bank Guarantee)

Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết

– Các hình thức khác (Other)

c – Đầu tư (Investment)

Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như:

– Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng

– Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…

Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp

d – Tài sản Có khác:

Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố định nhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các khỏan phải thu, các khoản khác…

3. Nghiệp vụ Trung gian

Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thương mại. Các hoạt động này gồm:

  • Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán..)

– Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của công chúng

– Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng

– Kinh doanh  mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quí

– Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

* Tóm lại hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phon phú, song nghiệp vụ chính của ngân hàng vẫn là huy động vốn và sử dụng vốn. Để có thể duy trì hoạt động, ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Vì vậy, ta có thể thấy huy động vốn là một phần hoạt động chủ yếu của NHTM.

Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM – luanvanazblog

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?