Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Chức năng của ngân hàng thương mại

Mục lục

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

1. Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi

  1. a) Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)

– Khái niệm: là loại tiền gửi mà người gửi tiền được sử dụng khoản tiền gửi đó vào bất cứ thời điểm nào để phục vụ cho nhu cầu thanh toán.

– Đối tượng: doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

– Tiện ích đối với khách hàng

–  Gửi và rút tiền bất kỳ lúc nào

– Thanh toán, chuyển khoản

– Sử dụng thẻ thanh toán

– Sử dụng nghiệp vụ thấu chi

– Thu nợ và lãi vay, ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, xác nhận khả năng tài chính

– Tiện ích đối với ngân hàng

– NH trả lãi thấp thậm chí ngân hàng không trả lãi, chi phí thấp, nâng cao khả năng cạnh tranh

– Số dư không lớn nhưng số lượng rất nhiều làm cho tổng vốn huy động qua tiền gửi thanh toán tăng đáng kể

– Tuy nhiên, Ngân hàng khó kế hoạch hóa việc sử dụng.

  1. b) Tiền gửi có kỳ hạn

– Khái niệm: là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ gửi vào ngân hàng trong một khoảng thời gian xác định.

– Mỗi lần gửi tiền khách hàng phải ký một hợp đồng tiền gửi và thỏa thuận cụ thể thời điểm rút tiền.

– Khi có nhu cầu rút tiền, khách hàng có thể rút một phần hoặc toàn bộ vốn gốc (tùy vào điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn).

– Tái lập kỳ hạn mới tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng.

– Tiện ích: sinh lời, an toàn, cầm cố, chứng minh năng lực tài chính

– Đối tượng: doanh nghiệp và cá nhân

  1. c) Tiền gửi tiết kiệm

– Khái niệm: là khoản tiền gửi của tầng lớp dân cư vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích tích lũy, sinh lời và an toàn tài sản.

Các sản phẩm tiết kiệm:

* TK không kỳ hạn

– TK không kỳ hạn bằng VND

– TK không kỳ hạn bằng ngoại tệ

* TK có kỳ hạn

– Căn cứ vào loại tiền: VND, ngoại tệ, vàng

–  Căn cứ vào kỳ hạn: 1 tuần, 3 tháng, 36 tháng, …

–  Căn cứ vào phương thức trả lãi: đầu kỳ, cuối kỳ, định kỳ

* Các loại TK khác

– TK tích lũy

– TK dự thưởng

– TK nhân văn

– TK bậc thang

Các rủi ro đối với tiền gửi tiết kiệm:

  • Mất sổ tiết kiệm:
  • Người gửi tiết kiệm chết, mất tích, mất năng lực hành vi:

2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá

– Khái niệm: Giấy tờ có giá là chứng nhận của NHTM phát hành để huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM và người mua.

  • Nội dung của giấy tờ có giá:

+ Mệnh giá: Là số tiền được ghi cả bằng chữ và số trên GTCG. Thể hiện số vốn gốc mà NH huy động của người sở hữu GTCG

+ Thời hạn Là thời gian lưu hành của GTCG, được xác định từ ngày phát hành đến ngày đáo hạn của GTCG

+ Lãi suất:  Là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người thụ hưởng GTCG

– Tiện ích:

+ Đối với khách hàng: có nhiều hình thức khác nhau để thu hút

+ Đối với ngân hàng: có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và chủ động sử dụng

3. Huy động vốn bằng hình thức vay từ các TCTD khác và vay từ NHNN

– Huy động vốn của TCTD khác thông qua việc TCTD mở tài khoản tại NHTM để tham gia hệ thống thanh toán

– NHTM có thể huy động vốn từ NHNN dưới hình thức đi vay

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?