Bản chất kinh tế của nợ công

nợ nước ngoài

Bản chất kinh tế của nợ công

Theo nguyên tắc, khi việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thì chính phủ buộc phải vay nợ để tài trợ và việc này khiến nợ công phát sinh. Điều này cho thấy nợ công là hệ quả của bội chi ngân sách của chính phủ và chính phủ có phải có trách nhiệm hoàn trả. Vậy thì các nhà kinh tế học quan niệm như thế nào về việc vay nợ của chính phủ.

Trong lĩnh vực tài chính công, các nhà kinh tế học cổ điển luôn nêu bật một nguyên tắc quan trọng và nhất quán về quản lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng. Theo đó, ngân sách cân bằng là ngân sách mà thu và chi bằng nhau. Điều này giúp chính phủ chi tiêu hợp lý, tránh sự hoang phí và hạn chế tình trạng lạm thu thông qua việc ban hành các chính sách thuế và tăng thuế.

Nguyên tắc này được khởi xướng và ủng hộ triệt để bởi các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, và John Stuart Mill (Tsoulfidis, 2007). Vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế học cổ điển không đồng tình với việc vay nợ của chính phủ để chi tiêu.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm nợ công của các tổ chức quốc tế[/message]

Trái lại, nhà kinh tế học John Maynar Keynes và những người thuộc trường phái Keynes lại ủng hộ việc vay nợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chi tiêu (Theocarakis, 2014). Họ lập luận trong những tình huống suy thoái kinh tế, việc đầu tư của khu vực tư nhân sụt giảm mạnh thì việc gia tăng đầu tư của chính phủ vào dự án công như cơ sở hạ tầng, giáo dục, và y tế thông qua vay nợ sẽ giúp phục hồi nền kinh tế. Hầu hết các chính phủ đều sử dụng lý thuyết của trường phái Keynes để vượt qua khủng hoảng kinh tế và tình trạng suy thoái của nền kinh tế.

Tuy nhiên, Paul Samuelson, một nhà kinh tế học ủng hộ trường phái Keynes, cho rằng việc phối hợp cả chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết để thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế vượt qua suy thoái. Điều này cho thấy nợ công cũng là một công cụ gián tiếp quan trọng trong điều hành kinh tế của các chính phủ nhưng việc sử dụng nó phải có sự thận trọng và đòi hỏi phải có sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Bản chất kinh tế của nợ công

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?