Bản chất của thuế

ngoại hối

Bản chất của thuế

Tài chính nói chung và thuế nói riêng ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử nhất định khi xuất hiện nền sản xuất hàng hóa và xuất hiện của Nhà nước.

Quá trình tái sản xuất gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tài chính thuộc khâu phân phối, song quan hệ phân phối thuộc phạm trù tài chính, là các quan hệ phân phối được thực hiện dưới hình thái giá trị. Điều này cũng có nghĩa là phân phối của tài chính chỉ xuất hiện khi việc phân chia tổng sản phẩm xã hội được diễn ra dưới hình thái tiền tệ. Như vậy, các quan hệ phân phối của tài chính chỉ phát sinh trên cơ sở của nền kinh tế hàng hóa. Nói cách khác, nền kinh tế hàng hóa với những đặc trưng trao đổi sản phẩm thông qua vật ngang giá chung là tiền tệ và tiền tệ bằng chức năng vốn có của mình nó đã trở thành phương tiện phân phối sản phẩm xã hội thích ứng với trình độ phát triển kinh tế và sự phân công lao động xã hội ngày càng đa dạng.

Lịch sử loài người cũng cho thấy rằng kinh tế hàng hóa dựa trên phân công lao động xã hội cũng là nguyên nhân của việc hình thành các giai cấp trong xã hội. Giai cấp xuất hiện kèm theo đó xuất hiện sự đối kháng về quyền lợi xã hội của những giai cấp khác nhau. Khi có đối lập về giai cấp, đương nhiên sẽ phát sinh đấu tranh giai cấp. Từ đó, làm xuất hiện Nhà nước, tổ chức đại diện quyền lợi của một giai cấp. Để duy trì bộ máy thống trị, Nhà nước nhất thiết phải tạo được cơ sở vật chất cần thiết cho mình. Cơ sở vật chất đảm bảo cho sự hoạt động của Nhà nước chủ yếu được thực hiện bằng việc phân phối một giá trị sản phẩm xã hội sáng tạo ra. Thuế được xem là hình thức tài chính đầu tiên được Nhà nước sử dụng để động viên một phần của cải vật chất dưới hình thái tiền tệ nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Như vậy, thuế là phạm trù lịch sử đồng thời là phạm trù kinh tế:

– Là phạm trù kinh tế do thuế phát sinh, tồn tại cùng với quá trình phát sinh và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

– Là phạm trù lịch sử do thuế ra đời gắn với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của Nhà nước.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp[/message]

Thuế gắn chặt với sự phát triển quan hệ hàng hóa–tiền tệ và Nhà nước. Song vai trò về thuế ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ khác nhau. Trong chế độ phong kiến phân quyền, mọi khoản chi tiêu của các chư hầu đều được trang trải từ phần tài sản riêng của họ. Do đó, ý niệm về thuế rất đơn giản và thường có tính tượng trưng. Lúc đó các cá nhân cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các chủ thái ấp và chư hầu được coi là khoản nộp thuế song nó không quy định một cách rõ ràng và thống nhất.

Bước vào giai đoạn phong kiến tập quyền, Nhà nước quân chủ ra đời, Nhà nước chịu trách nhiệm thành lập và nuôi dưỡng quân đội, tổ chức bộ máy công quyền, quan lại để cai trị. Để cung cấp lương bổng cho quan lại và quân sĩ, nhà cầm quyền đã đặt ra một hệ thống thuế khóa nhằm huy động sự đóng góp tiền bạc của dân chúng cho nhà cầm quyền.

Trong cơ cấu xã hội quân chủ phương Tây, mỗi giai cấp đều đảm nhận một nhiệm vụ riêng. Giai cấp tăng lữ chăm lo việc giáo dục trẻ em, các thần dân có nghĩa vụ đóng thuế. Cùng với sự tiến triển của xã hội, nhiệm vụ của giai cấp quý tộc và tăng lữ trở nên giảm nhẹ, nhưng nghĩa vụ đóng thuế của các thần dân trở nên nặng nề. Chế độ thuế khóa bất công phi lý đó là lực cản đối với sự phát
triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản đấu tranh đòi phải đảm bảo tính bình đẳng trong đóng góp, giới hạn thuế suất đến mức tối thiểu.

Khi nắm được chính quyền, giai cấp tư sản chủ trương xây dựng Nhà nước tự do, không can thiệp vào hoạt động kinh tế. Nhà nước chỉ đảm nhận nhiệm vụ gìn giữ bờ cõi và an ninh xã hội. Do vậy, thuế khóa chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu công khác. Nếu thuế khóa nặng nề quá mức thì trật tự của xã hội sẽ bị
xáo trộn và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ suy yếu.

Bước vào những năm 1929-1933, nền kinh tế của các nước tư bản bị khủng hoảng thừa. Học thuyết Nhà nước không can thiệp vào thị trường đã bộc lộ những hạn chế. Nhiều học giả kinh tế đã đưa ra lý thuyết Nhà nước can thiệp. Một trong những học giả đó là M.J. Keynes. Ông cho rằng Nhà nước không thể chỉ là một hiến binh mà phải là một nhà kinh tế, một doanh nhân biết rõ thời cơ và hành động đúng lúc. Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế bằng cách lập ra các chương trình đầu tư lớn và thực hiện tái phân phối lợi tức thông qua công cụ ngân sách nhà nước. Nhà nước phải sử dụng thuế như là một công cụ sắc bén trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế-xã hội.

Một số nhà kinh tế học đã đưa ra một số quan điểm về thuế, theo Selagman “Thuế là sự đóng góp mang tính cưỡng chế của mỗi người cho chính phủ để trang trải các chi phí và lợi ích chung không căn cứ vào lợi ích riêng được hưởng” [47, tr 3], theo Adam Smith “Các công dân của mỗi nước phải đóng góp cho Chính phủ theo tỷ lệ và khả năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ với lợi tức mà họ được thụ hưởng do sự bảo vệ của Nhà nước”[12, tr 2], theo 2 nhà kinh tế K.P Makkohell và C.L Bryu cho rằng “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền của các công ty và hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”[6, tr 7]. K.Marx cũng đã dành cho thuế một vị trí đáng kể khi phân tích sự lưu thông của giá trị thặng dư “…gần một phần ba sản phẩm quốc dân hàng năm đang bị lấy đi từ những người sản xuất dưới dạng thuế và bị một số người khác tiêu dùng đi mà không có sự bù đắp lại bằng một vật ngang giá nào cả, nghĩa là người sản xuất tuyệt nhiên không được trả lại một cái gì đó có tác dụng làm vật ngang giá đối với các khoản mà họ bị lấy đi…”[47, tr 4], tuy vậy, K.Marx cũng thừa nhận rằng “Thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng Nhà nước pháp quyền, thuế là nguồn sống đối với Nhà nước hành pháp”[ 47, tr 4].

Như vậy, thuế ra đời gắn liền với sự ra đời, tồn tại của Nhà nước cùng với sự phát sinh và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Thuế là khoản thu bắt buộc nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và cùng với việc mở rộng các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, sự phát triển của mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngày càng
hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành một công cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Bản chất của thuế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?