Quan điểm và phương hướng phát triển ngành may xuất khẩu Việt Nam

xuất khẩu lao động

Quan điểm và phương hướng phát triển ngành may xuất khẩu Việt Nam

Căn cứ vào định hướng phát triển của công nghiệp Việt Nam nói chung [2], định hướng phát triển của ngành dệt may nói riêng, và tình hình hiện tại của ngành may xuất khẩu Việt Nam. Trong thời gian tới, việc phát triển ngành may xuất khẩu cần được triển khai dựa trên quan điểm sau:

– Thứ nhất, định vị ngành may xuất khẩu (với các sản phẩm may mặc và sử dụng khác như màn, khăn, găng tay,…) là ngành chủ đạo của khu vực công nghiệp. Đây là ngành công nghiệp ưu tiên và là ngành công nghiệp mũi nhọn trong thời gian từ nay đến năm 2020 trong chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam. Trong thời gian tới, khi dầu thô không còn là ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu bởi một lượng lớn được sử dụng cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thì ngành may xuất khẩu sẽ kỳ vọng trở thành ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu ở Việt Nam.

– Thứ hai, phát triển ngành may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo bước nhảy vọt về qui mô sản xuất, tạo điều kiện cho ngành may xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả trên cơ sở tăng giá trị gia tăng của ngành. Khắc phục những điểm yếu của ngành may như thương hiệu còn yếu, chưa tiếp cận được với hệ thống phân phối trên thị trường quốc tế, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, …

– Thứ ba, phát triển ngành may xuất khẩu phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Di chuyển các cơ sở may sử dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường từ trung tâm các thành phố lớn ra các tỉnh lân cận hoặc vùng ngoại thành. Phát triển thị trường thời trang dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

– Thứ tư, đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực phụ trợ mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

– Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may; nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Trên cơ sở quan điểm phát triển ngành may xuất khẩu, mục tiêu tổng quát của ngành may xuất khẩu là trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và trên thế giới. Phát triển công nghiệp may xuất khẩu phải đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, trên cơ sở hiện đại, sử dụng các hệ thống quản lý chất lượng, lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội,… theo tiêu chuẩn quốc tế.

Quan điểm và phương hướng phát triển ngành may xuất khẩu Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?