Khái niệm về động lực, tạo động lực người lao động

Khái niệm về động lực, tạo động lực người lao động

– Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người  lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất và hiệu quả cao.

động lực

“Bạn có thể đưa con ngựa ra tới bờ sông chứ không thể bắt nó uống nước. Ngựa chỉ uống khi nó khát và con người chỉ làm việc khi người ta muốn hoặc được động viên để làm việc”.Cho dù là cố gắng tỏ ra nổi trội trong công việc, người ta cũng chỉ hành động do bị điều khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên trong. Là một nhà quản lý thì không thể không quan tâm đến điều này được bởi lẽ kết quả làm việc được xem như là một hàm số của năng lực và động lực làm việc.Năng lực làm việc phụ thuộc vào sự giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng được huấn luyện và cải thiện năng lực làm việc thường diễn ra chậm sau một quãng thời gian. Tuy nhiên động lực lại không như vậy, động lực cần phải thường xuyên duy trì, điều này đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu thấu đáo và ứng dụng đúng cách các phương pháp tạo động lực. Đây là một vấn đề được quan tâm rất nhiều ở Việt Nam trong những năm gần đây. Vai trò ngày càng lớn của nguồn nhân lực càng được khẳng định khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty nước ngoài tiến vào sân chơi nước ta kéo theo nhu cầu về nhân lực trình độ cao tăng lên.

Khi bàn về động lực của người lao động trong tổ chức, các nhà quản lý thống nhất ở một số điểm sau đây:

+ Động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và với môi trường làm việc, không có động lực chung chung  không gắn với công việc cụ thể nào.

+ Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Điều đó có nghĩa là không có người có động lực và người không có động lực.

+ Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, động lực sẽ dẫn đến năng suất, hiệu quả công việc cao hơn.Tuy nhiên không nên cho rằng động lực tất yếu sẽ dẫn đến tăng  năng suất và hiệu quả công việc bởi vì sự thực hiện công việc không chỉ phụ thuộc vào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của người lao động, phương tiện và các nguồn lực để thực hiện công việc.

+ Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên, người lao động nếu mất hoặc suy giảm động lực thì sẽ không mất khả năng thực hiện công việc và có xu hướng ra khỏi tổ chức.

– Tạo động lực: được hiểu là hệ thống chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong làm việc.

Khái niệm về động lực, tạo động lực người lao động

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Khái niệm về động lực, tạo động lực người lao động

  1. Pingback: Bản chất của động lực lao động - Luận Án Tiến Sĩ

  2. Pingback: Quan niệm động lực làm việc - Luận Văn S

  3. Pingback: Khái niệm về động lực và tạo động lực - Luận Văn A-Z

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?