Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

giả thuyết nghiên cứu

Mục lục

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

1. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu

– Giả thuyết nghiên cứu là kết luận giả định về bản chất sự vật hay hiện tượng do người nghiên cứu đặt ra để theo đó xem xét, phân tích, kiểm chứng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.

– Giả thuyết được trình bày dưới dạng một phán đoán (Phán đoán là một thao tác logic, nhờ đó người ta nối liền các khái niệm để khẳng định các khái niệm này là hoặc không phải là khái niệm kia).

* Phán đoán đơn: chỉ do một phán đoán tạo thành.

+ Phán đoán khẳng định: Xác nhận không có mối liên hệ giữa đối tượng được phán đoán với thuộc tính của đối tượng (công thức: S là P). Ví dụ: ca Huế là một dòng âm nhạc cổ điển.

+ Phán đoán phủ định: Xác nhận không có mối liên hệ giữa đối tượng được phán đoán (chủ từ) với thuộc tính của đối tượng (thuộc từ) (Công thức S không là P). Ví dụ sau khi phát hiện 4 “mặt trăng” quay xung quanh sao Mộc, Galileo đã có giả thuyết: Có một số hành tinh không quay xung quanh Trái đất.

+ Phán đoán hoặc nhiên: là loại phán đoán mà sự nhận thức về đối tượng mới chỉ đạt đến một trình độ mơ hồ, kết quả phỏng đoán còn chưa chắc chắn (Công thức: S hình như là P, S có lẽ là P)
….

* Phán đoán phức hợp: hình thành bởi nhiều phán đoán đơn. Các phán đoán phức hợp hình thành nên các giả thuyết phức hợp.

+ Phán đoán liên kết: Gồm một phán đoán đơn nối với nhau bằng các từ liên kết: và, nhưng, mà, song, cũng, đồng thời…(Ví dụ: chủ nghĩa Cộng sản không phải là một học thuyết mà là một phong trào.)

+ Phán đoán lựa chọn: Bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau bởi từ “hoặc”.

+ Phán đoán giả định: Gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau theo liên kết câu: Nếu…thì…

2. Các loại giả thuyết thường gặp

– Giả thuyết mô tả (giả thuyết về trạng thái thực tế): Là giả thuyết nhằm thiết lập trạng thái thực tế của các sự kiện, các hiện tượng xã hội. Giả thuyết mô tả có 2 loại:

+ Giả thuyết cơ cấu: là dự đoán về mối liên hệ, về đặc trưng các yếu tố trong đối tượng.

+ Giả thuyết chức năng: dự đoán về hình thức liên hệ giữa các yếu tố trong đối tượng.

– Giả thuyết giải thích: cố gắng tìm ra nguyên nhân của các sự kiện mà đã được thiết lập qua giả thuyết mô tả. Giả thuyết giải thích nằm trong sự thiết lập mối quan hệ cần có giữa đặc điểm đặc trưng của đối tượng với quy luật khách quan nào đó.

– Giả thuyết xu hướng (Giả thuyết về quy luật): Giả thuyết này chỉ ra tính lặp lại, tính bền vững về xu hướng của một quá trình nào đó. Giả thuyết xu hướng vượt ra ngoài phạm vi của một sự kiện xã hội riêng biệt, khi sự kiện đó nằm trong một dãy của hàng loạt các sự kiện xã hội.

3. Yêu cầu khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu

– Giả thuyết phải xuất phát phù hợp với những nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

– Giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở các sự kiện được quan sát.

– Giả thuyết phải có thể kiểm chứng được bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm.

– Giả thuyết không được trái với những lý thuyết đã được xác định tính đúng đắn về mặt khoa học.

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?