Tổng quan về thể loại hồi ký

Tổng quan về thể loại hồi ký

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm hồi ký, trong đó các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra khái niệm: “Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến”.

hồi ký

Về phạm vi thể loại, hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giãi bày, không dùng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử. Hồi ký cũng là một hình thức văn học riêng tư, một dạng tự truyện của tác giả. Hồi ký cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện nói được.

Về mặt chất liệu, về tính xác thực, không có yếu tố hư cấu thì hồi ký rất gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, ký sự tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, khác với sử gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi ký chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Hơn nữa, bản thân người viết hồi ký luôn luôn được mô tả trình bày ở phương diện thứ nhất. Vì vậy trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của bản thân người viết hoặc cái nhìn của bản thân người viết vào tất cả những gì được kể lại, miêu tả lại.

Hồi ký mang đậm tính chủ quan, khó tránh khỏi tính phiến diện. Hơn nữa, do thời gian lùi xa, nhiều sự kiện nhớ không chính xác, nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà không tự biết. Đó là chưa kể dùng hồi ký để tung những thông tin bịa đặt, có hại cho người khác. Đặc điểm này cho thấy hồi ký chỉ thực sự có giá trị khi người viết tuyệt đối trung thực với chính mình và có trách nhiệm với xã hội. Hồi ký thực sự có giá trị khi tác giả là người có địa vị xã hội, được nhiều người quan tâm, có thái độ trung 6  thực, không tô vẽ cho mình và thêm thắt cho người khác. Chẳng hạn, hồi ký của các nhà văn hoá và các nhà cách mạng. Tuy nhiên, sự thiếu hụt thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả.

Giống như các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác, các kiểu hồi ký rất đa dạng. Thể loại hồi ký ra đời rất sớm, từ thời cổ Hy Lạp. Hồi ức của Kxê- nô-phôn và Xô-cơ-rat và những ghi chép của ông về các cuộc hành quân của người Hy Lạp (thế kỉ 5 tr.CN) thường được coi là những tác phẩm hồi kí cổ xưa nhất. Ở nước ta có nhiều tập hồi kí cách mạng có giá trị như: Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến, Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp,…

Trong loại hinh ký, hồi ký văn học có nhiều điểm tương đồng, gần gũi với nhật ký hơn cả. Đây là những thể văn xung kích bám sát hiện thực. Từ sự thôi thúc của đời sống, các tác giả, qua những trang viết giãi bày, thổ lộ những nhu cầu của bản thân. Từ những góc nhìn của cá nhân, chân dung con người thời đại được khơi dậy, sinh động, mang những hình vẻ vừa khách quan, chân thực nhưng cũng rất riêng. Để can dự trực tiếp vào tiến trình đời sống, người viết ký chẳng những vừa nhập cuộc mà nhiều khi phải dấn thân với tinh thần chiến đấu cao và tính khuynh hướng rõ ràng. Giá trị của những trang hồi ký vì thế nhiều khi không nặng ở tính chất văn chương (theo quan niệm truyền thống) mà ở sức hấp dẫn của những thông tin, sự thực.

Xét về nội dung thông tin sự thực được phản ánh, hồi ký thuộc loại ký thế sự, quan tâm nhiều đến sự phong hoá của đạo đức, các vấn đề nhân sinh đến số phận, đời tư của cá nhân, sự thực của những quan niệm, tư tưởng,…Khi những dòng chữ ghi việc của hồi ký được nhuần nhuyễn, được bện chặt bằng những sợi tơ lòng của người viết, đều có thể phát triển thành tác phẩm văn chương. Để tạo ra những tác phẩm có khả năng tác động mạnh mẽ, người viết thường sử dụng một số thủ pháp cơ bản: dựa vào 7  cái đơn nhất, xác thực để xây dựng hình tượng; tôn trọng trật tự biên niên. Tác giả lần lượt ghi lại những người, những cảnh mình được chứng kiến hay tham gia theo trật tự thời gian. Cách ghi chép này có tác dụng lớn trong việc thể hiện tính chân thực của sự việc, tác động trực tiếp đến người đọc. Người viết hồi ký có thể kết hợp một cách linh hoạt các phương thức tự sự, trữ tình, nghị luận… Trong tác phẩm này, hình tượng tác giả đặc biệt quan trọng và nổi bật, là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, phát huy khả năng liên tưởng, nối kết các chi tiết, sự kiện, trực tiếp trình bày các tư tưởng, tình cảm của mình để hướng người đọc cảm nhận cuộc sống theo một hướng nào đó. Mỗi người một tiếng nói riêng, một gương mặt riêng…Chân dung con người đầy bản sắc trên những trang viết có lửa, tài hoa ấy chính là nguyên nhân sâu xa tạo nên sức sống cho tác phẩm. Nói như nhà thơ Huy Cận: “ viết hồi ký là sống lại một lần nữa cuộc đời mình, thân phận mình và phần nào những trải nghiệm dọc đời đã sống”. Người viết hồi ký có thể lấy chất liệu của mình làm đối tượng khai thác như Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận), Bốn mươi năm nói láo (Vũ Bằng), Cát bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài),… và trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Cũng có nhiều trường hợp, người viết hồi ký nhớ lại những việc đó qua kể cho người khác ghi, ví dụ như Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hữu Mai thể hiện. Hoặc như hồi ký của các tướng lĩnh khác: Vương Thừa Vũ, Đồng Sỹ Nguyên,…

Trong giai đoạn Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho đến năm 1945, nói đến diện mạo lịch sử kí Việt Nam cần phải ghi nhận vai trò của nhiều cây bút đã viết ghi chép, phóng sự, điều tra, nhật kí, hồi kí. Trong đó về hồi kí có Lê Văn Hiến với Ngục Kon Tum (1938) đã kể lại cuộc sống lao tù khắc nghiệt nhưng đầy quả cảm của những người cách mạng.

Trong văn xuôi những năm 90 vài năm gần đây, thể hồi kí phát triển nhiều trong văn học Việt Nam. Một số hồi kí như Sống như Anh của Trần Đình Vân và Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận có giá trị về xã hội và cả về mặt văn học. Đối tượng miêu tả của hồi kí thường là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, các anh hùng chiến sĩ với nhiều kì tích và công lao.

Một loạt hồi kí của các nhà văn đã đem lại cho người đọc những hiểu biết cụ thể, sinh động và xác thực về xã hội, lịch sử, về đời sống văn học và gương mặt một số nhà văn  ở những thời kì đã qua. Hồi kí nở rộ trong đời sống văn học ngày càng thu hút sự quan tâm của độc giả hiện đại. Các tác phẩm tiêu biểu như Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiền), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Đặng Thai Mai hồi ký của Đặng Thai Mai, Từ bến sông Thương của Anh Thơ và tiếp đó là những tác phẩm thu hút sự quan tâm, tạo được ấn tượng mạnh đối với độc giả như Hồi ký song đôi của Huy Cận,  Nhớ lại một thời của Tố Hữu…Với những tác phẩm này, cái tôi của người viết hiện diện rất sắc nét qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm nhìn từ hiện tại. Những chi tiết tự truyện, thái độ chủ quan của người trần thuật chứa đựng nhu cầu khẳng định giá trị của kinh nghiệm cá nhân. Thể bút kí pha hồi kí cũng đã nhanh chóng tìm mối giao lưu, giao cảm được khẳng định vị thế của mình trước văn hóa đọc: Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba lần đến nước Mĩ, Tản mạn đầu ô, Đi một ngày đàng của Hà Minh Đức.

Tổng quan về thể loại hồi ký

5/5 - (101 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?