Mục lục
Tổng quan nghiên cứu về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyên tắc độc lập xét xử được quy định ngay từ Sắc lệnh số 13/SL, ngày 24-01-1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam dân chủ công hòa về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán, sau đó được Hiến pháp năm 1946 và các bản Hiến pháp sau này quy định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật mới chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu, mang tính khái lược, chủ yếu ở hình thức bình luận khoa học các điều luật của BLTTHS mà chưa có một đề tài khoa học, một luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ luật học nào nghiên cứu về nguyên tắc này. Các công trình nghiên cứu giai đoạn này có một phần nội dung trực tiếp đề cập đến nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật chủ yếu là các cuốn Bình luận khoa học BLTTHS năm 1988 của Viện Khoa học pháp lý (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999); Bình luận khoa học BLTTHS năm 2003 do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (Nxb Công an nhân dân năm 2004) chỉ ra cơ sở của việc quy định nguyên tắc này trong BLTTHS là xuất phát từ nguyên tắc Hiến định về tổ chức và hoạt động của Tòa án; Bình luận khoa học BLTTHS năm 2003 của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, NXB Chính trị Quốc gia năm 2005. Bên cạnh đó có một số Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của các cơ sở đào tạo luật ở bậc đại học như Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2008), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (năm 2006). Các cuốn sách chuyên khảo về nguyên tắc độc lập xét xử: cuốn do GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên: “Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Cuốn do GS.TSKH. Lê Cảm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên “Tư pháp trong nhà nước pháp quyền và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Cuốn “Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền” do PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2004. Cuốn sách của TS. Tô Văn Hòa: “Tính độc lập của Tòa án – nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam”, NXB Lao động, Hà Nội, 2007, bàn về một số đặc trưng của hoạt động xét xử ở các nền tư pháp theo hệ thống pháp luật khác nhau. Cuốn của LS.TS. Lưu Tiến Dũng “Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2012.. Cuốn sách “Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính” do GS.TSKH. Đào Trí Úc và PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2014. Cuốn “Độc lập tư pháp ở Việt Nam và tiêu chí đánh giá” do GS.TS Lê Hồng Hạnh và TS. Đặng Công Cường chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, 2015,
Ở cấp độ Luận án tiến sĩ, có Luận án của tác giả Nguyễn Hải Ninh “Các yếu tố bảo đảm Độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật năm 2012. Một số nội dung Luận án công bố tại các tạp chí như: Nguyễn Hải Ninh: “Quan niệm khoa học về Độc lập xét xử”, Tạp chí Thanh tra số 10/2012. Nguyễn Hải Ninh: “Sự hình thành và phát triển tư tưởng Độc lập xét xử”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2012. Ngoài ra, còn có một số bài viết được công bố trên các tạp chí, diễn đàn khoa học pháp lý liên quan đến nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đó là bài viết của các tác giả: Nguyễn Ngọc Chí: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật“, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2009; Nguyễn Quang Hiền (2013); Đinh Thế Hưng: “Tiếp tục bàn về sự độc lập của Thẩm phán”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2010; Trần Văn Độ: “Sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp năm 1992 về các cơ quan tư pháp”, Tạp chí Cộng sản số 845 số 3/2013; Nguyễn Tất Viễn: “Trao đổi ý kiến: tổ chức Tòa án theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW về CCTP”, bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử, 2010. Ngoài ra, còn nhiều các công trình nghiên cứu khác có liên quan.
2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trong số các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đối với các nước phát triển, có nền tư pháp ổn định hàng thế kỷ qua, vấn đề độc lập của Tòa án tuy có được bàn đến nhưng ít hơn so với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Trước khi Liên xô sụp đổ (1991), đã có nhiều công trình nghiên cứu về độc lập của tư pháp, điển hình như cuốn sách “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền” của tác giả L.B A-lêch- xây-ep-va, Matxcơva, 1991 ư: Luận án TSKH của tác giả V.V E-rơ-shôp “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền”- Matxcơva, 1992; cuốn sách “Những đặc trưng mang tính bản chất của quyền tư pháp” của tác giả L.A. Vô-skô-bi-tôp-va, NXB Stavropol, 2003; Luận án Phó tiến sĩ “Các vấn đề pháp lý của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp ở Kư-rgư-xtan” của tác giả T.I. Ga-ni-ep-va, Ekaterenburg, 2006.
Ở ngoài nước, các nghiên cứu được thực hiện khá công phu, như: Về các vấn đề liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng Độc lập xét xử: Thẩm phán William Kelly (Canada) trong bài tham luận An independent judiciary: the core of the rule of law (Độc lập xét xử: cốt lõi của pháp quyền); Joseph b Diescho trong The paradigm of an independent judiciary: Its history, implications and limitations in Africa (Mô hình Độc lập xét xử: lịch sử của nó, ý nghĩa và giới hạn ở Châu Phi). Thẩm phán Brooke đã chứng minh xuất phát điểm của Độc lập xét xử gắn với sự hạn chế quyền lực của nhà vua trong Judicial Independence – Its history in England and Wales (Độc lập xét xử – lịch sử của nó ở Anh và xứ Wales). Roger K. Warren trong bài viết về The Importance of Judicial Independence and Accountability (Tầm quan trọng của Độc lập xét xử và trách nhiệm giải trình) đã khẳng định nước Mỹ chính là nơi nguyên tắc Độc lập xét xử được phát triển ở mức độ cao hơn so với chính quốc. ADB trong Law and Policy Reform at the Asian Development Bank (Cải cách chính sách và pháp luật ở khu vực ngân hàng phát triển châu Á) vào tháng 3-2004 đã có báo cáo khảo sát về độc lập xét xử ở Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2011, Drew A. Linzer & Jerey K. Staton đã tiến hành một khảo sát kỹ thuật đối với 191 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam để đánh giá xếp loại về độc lập xét xử của từng quốc gia. Việc khảo sát chủ yếu thông qua xem xét, đánh giá quy định của Hiến pháp và pháp luật ở mỗi nước về nguyên tắc Độc lập xét xử và các biện pháp bảo đảm Độc lập xét xử. Trong A Measurement Model for Synthesizing Multiple Comparative Indicators: The Case of Judicial Independence (Một mô hình đo lường qua tổng hợp các chỉ số so sánh: trường hợp về Độc lập xét xử), Drew A. Linzer & Jerey K. Staton xếp Việt Nam đứng thứ 146/191 nước có tiến hành khảo sát. Cuốn “Cấu trúc của quyền tư pháp trong một thể chế nhà nước liên bang: Bài học từ Canada, Hoa Kỳ và Đức” (The Construction of Judicial Power in a Federal System: Lessons from Canada, United States and Germany) của các tác giả Cristina Marie Ruggiero, Nxb ProQuest. Cuốn “Thủ tục tư pháp: Pháp luật, các Tòa án, và Chính trị ở Hoa Kỳ” (Judicial Process: Law, Courts, and Politics in the United States) của các tác giả: David W. Neubauer; Stephen S. Meinhold. Cuốn “Quản lý quyền lực thứ ba” của tác giả Fabian Wittresk, Tubingen, 2006; cuốn “Quyền lực tư pháp” của tác giả Andre Brodock, Wiesbaden, 2009 và một số công trình khác.
Tổng quan nghiên cứu về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT