Tông quan các công trình nghiên cứu về cổ đông thiểu số
Vấn đề làm thế nào để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cổ đông là vấn đề có tính chất quan trọng, vì việc bảo vệ các cổ đông quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý trên thị trường cũng như các nhà khoa học kinh tế và đặc biệt là các nhà lập pháp như: hai tác giả Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-silanesb trong các tác phẩm “Law and Finance” và “Investor Protection and Corporate governence“; Kenneth A.Kim, Pattanaporn Kitsabunnarat với “Shareholder Protection Laws and Corporate Boards Evidence from Europe“.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về luật công ty và quản trị công ty như Henry Hannsman and Reinier Kraakman “What is Corporate law” của Benard Black và Reinier Kraakman “A self – enforcing model of coporate law“; hay của TS. Bùi Quốc Tuấn “The Protection of Shareholders in the Compulsory share Exchange System for the Establishment of whole Parent Subsidary Relations a comparative legal study of Japanese -American Laws“.
Bảo vệ cổ đông thiểu số là vấn đề đã được rất nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu và xuất bản dưới dạng sách hoặc các bài viết, bài tham luận, bình luận, chuyên khảo được đăng trên các tạp chí, bài báo và các trang thông tin điện tử.. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ quan tâm vấn đề này ở một chừng mực nhất định, thường là trong khuôn khổ của một nghiên cứu về luật công ty và quản trị công ty như: “Báo cáo so sánh Luật công ty ở 4 quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines” của CIEM; “Báo cáo đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp: Kiến nghị giải pháp bổ sung, sửa đổi” của CIEM, GTZ và UNDP; của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa “Chuyên khảo Luật kinh tế”, Giáo trình Luật kinh tế (Tập 1: Luật Doanh nghiệp); của TS. Phạm Trọng Bình (Chủ nhiệm đề tài) “Bảo vệ nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thực trạng và giải pháp“; “Nghiên cứu so sánh thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD” do MCG Management Consulting thực hiện trong dự án được Quỹ ASEM-TF 052643 tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới. Ngoài ra các luận văn nghiên cứu về vấn đề này cũng được nghiên cứu như:
– Trần Quốc Hoài (2006), Pháp luật bảo vệ lợi ích nhà đầu tư trên Thị trường Chứng khoán, Luận văn Thạc sỹ Luật học;
– Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học;
– Lê Văn Qua (2008), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
– Đinh Thị Thuý Hồng (2009), Cơ chế giám sát hoạt động trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
– Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi Cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài bảo vệ cổ đông thiểu số đã được các tác giả nêu trên tiếp cận và nghiên cứu dưới những khía cạnh khác nhau, điển hình như việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số chủ yếu trong phạm vi TTCK của tác giả Trần Quốc Hoài, hay việc tiếp cận đề tài này bằng phương pháp so sánh với pháp luật nước ngoài của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang, để từ đó đưa ra sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về việc bảo vệcổ đông thiểu số. Gần đây là tác giả Nguyễn Thị Thuý Hằng lại tiếp cận vấn đề dưới góc độ liệt kê, chỉ rõ các quy định của LDN 2005 trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số mà không nhằm đưa ra giải pháp… Như vậy, ở mỗi góc độ tiếp cận và nghiên cứu khác nhau trong những thời điểm khác nhau, hầu hết các tác giả đã chỉ rõ những bất cập của các quy định pháp luật trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và đã đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt Nam trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập nhật từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số tại Việt Nam.
Tông quan các công trình nghiên cứu về cổ đông thiểu số
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT